Chất NAA là gì? Tác dụng và cách sử dụng NAA

NAA là gì, NAA có tác dụng gì, cách sử dụng NAA cho cây trồng đúng với quy trình là những câu hỏi được rất nhiều bà con nông dân quan tâm khi đang trong quá trình chăm sóc cây trồng. Cùng Caycanh365.com tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

NAA là chất gì?

Naphthalene Acetic Acid (NAA) là chất điều hòa sinh trưởng thực vật tổng hợp thuộc nhóm Auxin có công thức phân tử là C10H7CH2COOH.

Hiện nay, NAA được sử dụng rộng rãi trong canh tác cây trồng. NAA có tác dụng nhiều mặt lên quá trình sinh lý của cây trồng như hình thành rễ, chồi ngọn, sự già của lá, sự rụng lá, quả, sự ra hoa, sự hình thành quả, kéo dài tế bào, phát triển mô.

NAA kích thích sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ bất định phát sinh từ các cơ quan dinh dưỡng.

NAA có tác dụng gì đối với cây trồng?

  • Kích thích mạnh lên sự giãn nở của tế bào làm cho tế bào phình to ra, đặc biệt theo hướng ngang của tế bào. Sự giãn dài của tế bào tạo nên sự tăng trưởng của các cơ quan và toàn cây.
  • Kích thích sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ bất định phát sinh từ các cơ quan dinh dưỡng. Do vậy, NAA được sử dụng trong kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng để kích thích nhanh sự ra rễ cho cành giâm, cành chiết, nuôi cấy mô,…
  • Điều chỉnh sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả. Có vai trò quan trọng trong việc tạo quả không hạt.
  • Một số nghiên cứu cho thấy NAA kết hợp Gibberellin thường thúc đẩy sự nảy mầm và tăng trưởng của phấn hoa in vitro. Việc xử lý NAA có thể làm thay đổi giới tính của hoa trên một số loài cây, khi xử lý NAA đã làm tăng số lượng hoa cái trên họ bầu bí, và làm tăng số lượng hoa đực trên cây chôm chôm.
  • Vai trò của NAA đối với sự phát triển của cây trồng tùy thuộc vào loại cây và nồng độ xử lý.
  • Sự rụng của hoa, lá, quả là do sự hình thành tầng rời ở cuống, cắt rời cơ quan khỏi cơ thể. NAA có hiệu quả rõ r0ệt trong việc ức chế sự hình thành tầng rời vốn được cảm ứng hình thành bởi các chất ức chế sinh trưởng, do đó nó có thể kìm hãm sự rụng của lá, hoa và của quả. Việc xử lý NAA để ngăn ngừa rụng trái non, tăng tỉ lệ đậu trái và góp phần tăng năng suất quả.
  • NAA kìm hãm, làm chậm sự chín của quả, vì vậy trong trường hợp muốn quả chậm chín có thể xử lý NAA cho quả xanh trên cây hoặc sau khi thu hoạch.

Xem thêm: Physan lạnh 20SL Mỹ có độc không

Cách sử dụng NAA hiệu quả cho cây trồng

Khi trồng cây, rễ được ngâm trong dung dịch NAA với nồng độ 50-100 mg/L tức là 5-10g/100L trong 20 phút hoặc phun lên rễ, hệ rễ phát triển mạnh hơn, giúp tỷ lệ sống của cây luôn đạt được là cao nhất.

  • Phun Bo nồng độ 100-150 ppm (3-5 ngày trước khi hoa nở) kết hợp với NAA 20 ppm (3-5 ngày trước khi hoa nở) hay phun 2 lần NAA 40 ppm có hiệu quả cải thiện tỷ lệ đậu trái và năng suất xoài Ba Màu.
  • Xử lý 75 ppm NAA cho kết quả tốt ở hầu hết các chỉ tiêu như tổng số lá, trọng lượng tươi, trọng lượng khô của lá và rễ cao nhất, làm tăng số quả và chiều dài quả trên cây mè.
  • Xử lý NAA nồng độ 100 ppm trên 2 giống lúa MTL 560 và IR50404 cho năng suất hạt gạo cao nhất so với đối chứng không xử lý.
  • Xử lý NAA với nồng độ 40 ppm trên cây ớt cho kết quả năng suất cao nhất.
  • Phun NAA ở nồng độ 400 ppm trên cây quýt và cây ổi góp phần giảm sự rụng trái, tăng kích thước trái.
  • Phun NAA ở nồng độ 20 ppm trên nhãn Xuồng Cơm Vàng cho tỉ lệ rụng trái non thấp hơn so với đối chứng không phun ở giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái.

Xem thêm: Cách dùng Superthrive kết hợp B1 kích rễ

Khi trồng cây, rễ được ngâm trong dung dịch NAA hoặc phun lên rễ, hệ rễ phát triển mạnh hơn, giúp tỷ lệ sống của cây luôn đạt được là cao nhất.

Kỹ thuật giâm chè có sử dụng chất kích thích ra rễ NAA

Muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh, khỏe ta sử dụng chất kích thích ra rễ α – NAA 99% với liều lượng như sau:

  • Đối với hom còn xanh pha dung dịch với nồng độ 2000 ppm tương ứng với 2g/lít.
  • Đối với hom hóa gỗ 1/3 pha dung dịch với nồng độ 3000 – 4000 ppm tương ứng với 3 – 4 g/lít.
  • Đối với hom hóa gỗ hoàn toàn pha dung dịch với nồng độ 400 – 600 ppm tương đương 4 – 6 g/10 lít.

Lưu ý:

  • Hom giống sau khi cắt đem nhúng nhanh vào dung dịch mới pha (5 – 10 giây)
  • NAA ít tan trong nước, dễ tan trong nước nóng: độ tan trong nước 0,42g/lít. Độ hòa tan trong rượu etylic 33g/lít. Tan tốt trong các dung môi khác như acetone, eter, cloroform, dung dịch kiềm…

Xem thêm: Gibberellin GA3 tác dụng là gì

Hướng dẫn pha NAA bằng dung dịch kiềm

Để tạo dung dịch kiềm ta hòa tan khoảng 2 – 3 thìa cà phê Baking Soda hoặc Nabica (có thể mua Baking Soda hoặc muối Nabica tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng hóa chất) vào khoảng 200 – 300ml nước nóng (80 – 95ºC), khuấy đều cho tan hoàn toàn. Cân lượng NAA cho vào dung dịch kiềm vừa pha và khuấy đều đến tan hết, sau đó mới thêm đủ lượng nước nguội theo định mức trước khi ngâm hoặc nhúng cành giâm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chất NAA cũng như cách sử dụng NAA cho cây trồng mà Caycanh365 đã tổng hợp lại. Nếu bà con nông dân có thắc mắc gì về những sản phẩm nông nghiệp nói chung và NAA nói riêng, liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *