Bệnh đốm lá là một loại bệnh khá phổ biến và khó trị ở cây lan. Vậy cần phải xử lý như thế nào khi gặp trường hợp này? Cùng Caycanh365 tìm hiểu kĩ hơn về Thuốc trị bệnh đốm trên lá phong lan cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả qua bài viết bên dưới nhé.
Nhân tố gây ra bệnh đốm lá trên lan
Bệnh đốm lá trên lan chủ yếu do nấm bệnh gây ra (chủ yếu là Cercospora sp). Nấm bệnh thường phát sinh và gây hại ở những vườn lan có độ ẩm cao và phát triển vào mùa mưa. Đặc biệt đối với những vườn thiếu dinh dưỡng và chăm sóc kém, nấm bệnh sẽ thừa cơ xâm nhập gây hại nặng khi cây đang yếu hoặc có vết thương hở gây lá vàng và dễ rụng.

Cụ thể, bệnh đốm lá trên lan do một số nguyên nhân sau gây ra:
- Độ ẩm không khí cao, giàn lan không thông thoáng nhất là vào mùa mưa là môi trường thuận lợi để nấm phát triển.
- Côn trùng cắn phá, chích hút gây ra những vết thương hở, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào cây..
- Tưới nước quá muộn, quá đẫm nước, làm độ ẩm tăng cao, tạo môi trường cho nấm phát triển.
- Không chăm sóc cẩn thận, quá làm dụng phân hoặc để cây thiếu dinh dưỡng, không đủ sức chống chọi với nấm bệnh.
Xem thêm: lưu ý sử dụng phân tan chậm Rynan
Dấu hiệu cho biết cây lan đã mắc bệnh đốm lá
Triệu chứng ban đầu bệnh đốm lá trên lan là mặt trên lá xuất hiện những chấm tròn màu nâu xám hay vàng nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng, mặt dưới lá có những đốm đen nhỏ li ti. Khi không chữa trị kịp thời để cây bệnh nặng lá có màu vàng và dễ bị rụng.
Bệnh đốm lá trên lan phi điệp
Bệnh đốm lá trên lan xuất hiện chủ yếu ở phần lá cây. Khi cây lan bị tấn công bởi bệnh này, lá cây sẽ xuất hiện những nốt tròn màu nâu xám hoặc vàng nâu. Các đốm tròn này phân bổ đều ở cả 2 mặt lá và nếu nặng có thể gây ra tình trạng lan bị thối lá.
Bệnh đốm vàng trên lan ngọc điểm
Khi thấy cây lan ngọc điểm bị đốm vàng lá mặt trên và mặt dưới lá bị vàng đi,mặt dưới lá có nhiều vết chích màu đen nhỏ chính là bệnh do ruồi vàng chích.
- Cách trị bệnh này dùng thuốc Carban 50SC phan theo hướng dẫn trên chai.
- Phun vào mặt trên và mặt dưới lá cây lan ngọc điểm,phun vào chiều mát.Thời gian phun cách nhau 4 ngày phun khi nào thấy cây hết vàng lá và màu lá xanh lại là được.
Nếu bệnh này không trị thì cây lan sẽ thuối lá từ từ rồi vào thân cây sau đó cây sẽ chết.Bệnh này lây lan rất nhân nên các bạn phát hiện bệnh thì phải phun trị sớm.
Thuốc trị bệnh đốm lá trên phong lan
Bệnh đốm lá trên lan khi nhẹ nhẹ thì cắt tỉa phần vết bệnh trên lá sau đó bôi thuốc trị nấm lên vết cắt. Khi bệnh nặng thì cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật sau:
Ridomil Gold 68 WG
Dipomate 80WP
Hỗn hợp Carbenzim với Dipomate
…
Khi phun cần đảm bảo phun đều 2 mặt lá lan.

Tuy nhiên trong quá trình phun thuốc cần phun đúng liều lượng và nồng độ khuyến cáo để cây không bị tổn thương và khỏi bệnh nhanh chóng. Ngoài ra cũng cần phải chú ý giữ vườn thông thoáng và dọn sạch sẽ.
Phòng ngừa bệnh đốm lá trên lan
Phòng bênh khi nào cũng quan trọng và đơn giản hơn chữa bệnh, nếu bạn phòng bệnh đúng cách, cây của bạn sẽ vừa đẹp vừa khỏe mạnh. Vì nấm và vi khuẩn đa phần ở dạng bào tử rất khó diệt sạch, nên một khi đã mắc bệnh thì việc làm chỉ có thể là hạn chế sự tấn công chứ rất khó chữa. Vậy nên hãy thực hiện kết hợp hết cách dưới đây để phòng bệnh nhé.
Lựa chọn vị trí giàn lan phù hợp
Vị trí đặt lan phải đảm bảo có đủ ánh sáng và độ thông thoáng tốt. Lưu ý không nên đặt cây ở vị trí khuất gió và ẩm ướt. Cũng không nên đặt cây ở nơi ánh sáng quá mạnh vì sẽ làm khô và vàng lá.
Xử lý cây và giá thể trước khi trồng
Cây và giá thể khi mua về cần trải qua bước xử lý nấm bằng cách: Ngâm cây vào thuốc trừ nấm Physan 20 trong 5 phút và treo ngược phơi trong 2 ngày. Đối với giá thể cần ngâm qua nước vôi trong trong vòng 2-5 giờ.
Chế độ tưới
Bạn nên lưu ý về chế độ tưới nước và giữ ẩm, vì ẩm độ cao là môi trường thích hợp để nấm bệnh sinh sôi. Hãy hạn chế tưới nước vào buổi tối, không tưới vào ngọn và không để nước đọng lại trên mặt lá qua đêm.
Vệ sinh vườn lan
Tiến hành làm cỏ và vệ sinh vườn mỗi tháng sẽ giúp tăng độ thông thoáng cho khu vườn và loại bỏ các ổ bệnh.
Kiểm tra dấu hiệu bệnh
Thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng của cây lan, đặc biệt là lá. Khi xét thấy có dấu hiệu bệnh, hãy cách ly cây bệnh để tránh bệnh lây lan.
Xem thêm: Cách sử dụng thuốc kích mầm T90
Cắt bỏ các bộ phận bệnh
Tiến hành dùng dao sắc cắt bỏ những vết bệnh trên thân và loại bỏ các lá bị bệnh. Bôi thuốc trị nấm vào vị trí vết cắt và sau vài ngày có thể dùng keo liền sẹo cho cây.
Phun thuốc phòng bệnh thường xuyên
Cứ định kì 2 tháng, bạn nên phun thuốc Dipomate 80WP phòng nấm cho cây theo chỉ định và liều lượng trên nhãn thuốc.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh đốm lá trên lan mà Caycanh365 đã tổng hợp được đến bà con. Hy vọng bà con sẽ sớm giải quyết được mối lo này cho cây lan.