Cách trồng và chăm sóc cây nha đam hiệu quả

Cây nha đam hay còn được một số nơi gọi là cây lô hội được săn lùng bởi chúng có nhiều tác dụng “thần thánh” có thể chữa một số bệnh ở con người, giúp phái đẹp chăm sóc làn da hiệu quả, là nguyên liệu chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc, thơm ngon và nha đam cảnh mang lại không gian xanh mát, tươi mới cho con người.

Để có thể sử dụng nha đam thường xuyên, không mất nhiều chi phí mua, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng nha đam và chăm sóc chúng hiệu quả tại nhà dễ dàng mà ai cũng có thể áp dụng.

1.Thông tin tổng quan về cây nha đam

Các loại nha đam thường gặp & đặc điểm của chúng

Nha đam được chia thành ba loại chính là nha đam Mỹ, nha đam Thái và nha đam Việt Nam,…

Nhìn chung chúng đều có công dụng giống nhau chỉ khác về hình thái bên ngoài.  Nha đam Mỹ và Nha đam Thái cho lá to, thuôn dài, nhọn ở đầu, kích thước từ 10 – 15cm, chiều cao từ 80cm – 1m tùy thuộc vào sự chăm sóc, điều kiện khí hậu và môi trường sống; cùi khá dày, nhiều gai ở mép lá, có khoảng trắng ở mặt lá phía sau và bụng lá nha đam Mỹ hơi lõm vào trong, nha đam Thái thì lồi ra ngoài.

Còn về nha đam Việt Nam (nha đam ta) thì lá hình mũi mác, cùi nhỏ, lá có kích thước chỉ từ 2 – 5cm, thân cây ngắn và các loại nha đam đều thuộc loại rễ chùm, rễ thường có màu trắng.

Xem thêm: Cách trồng nấm hương tại nhà

Công dụng của cây nha đam

Dù là loại nha đam nào thì chúng đều thích hợp làm cảnh, là thảo dược chữa bệnh, làm đẹp và là món ăn hấp dẫn.

Bạn có thể chế biến các món ăn với nha đam để thanh nhiệt, giải độc như sữa chua nha đam, sinh tố nha đam, chè nha đam nhãn thục, chè hạt sen nha đam, chè xoài nha đam, thạch nha đam, canh nha đam thịt bò, súp nha đam, nước nha đam đường phèn,…

Không chỉ thế, chứa các thành phần hóa học quan trọng như axit amin, các khoáng tố vi lượng, các chất kháng khuẩn, axit béo, Prostaglandin, các loại enzym và nhóm các chất chống oxy hóa khác nha đam còn là dược liệu quý chữa bệnh như trị ho đờm, trị ho khạc ra máu, chữa tiểu đường, chữa tiêu hóa kém, trị viêm loét dạ dày, chữa bỏng, trị mẩn ngứa, dị ứng, chữa bệnh chàm, viêm da, quai bị, đau nhức do tụ máu, chấn thương, táo bón, mụn nhọt, mụn trứng cá hay nám da,… Đặc biệt nha đam giúp chống lão hóa cho làn da săn chắc, trẻ trung.

Ngoài ra, chúng được nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh, tạo sắc xanh cho bàn làm việc, văn phòng, phòng khách, cửa sổ,… giúp chủ nhân thư thái hơn mỗi khi ngắm nhìn chậu nha đam đẹp trong không gian sống của mình xua tan mệt mỏi, cho tinh thần ổn định.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng rau diếp cá xanh tốt

Thời gian thu hoạch nha đam

Chỉ từ 6 – 8 tháng sau khi trồng đã có thể tiến hành thu hái lá, thông thường, người trồng cắt bỏ bẹ lá cứng cáp bên ngoài, để lại lá non. Mỗi năm có thể thu hái từ 9 – 11 lần, trong khi đó, không cần tốn nhiều thời gian, công sức chăm bón. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ trồng cây nha đam.

Với nhu cầu thị trường cần lượng nha đam lớn như hiện nay, nhiều cá nhân, hộ gia đình, doang nghiệp đã bắt tay vào tạo các mô hình trồng nha đam Mỹ, nha đam Thái, nha đam ta. Trong đó, nha đam Mỹ vẫn là loại được trồng số lượng lớn, bởi chúng cho sản lượng cao, giá nha đam tươi 2019 dao động từng năm, từ 1.700 đồng – 2.800 đồng/kg.

2. Cách trồng cây nha đam

Lựa chọn thời điểm trồng nha đam

Mặc dù nha đam là loại dễ sống nhưng để cây phát triển nên lựa chọn thời điểm thích hợp. Mùa thu và mùa xuân khi thời tiết dịu mát, không còn nắng nóng là khoảng thời gian tốt nhất để bạn tiến hành trồng nha đam. 

Lựa chọn đất và địa điểm trồng

Nên chọn đất trồng pha cát, chỗ đất cao ráo vì nha đam là loại cây không ưa ngập úng. Hoặc bạn có thể trộn đất với mùn cưa, trấu, xơ dừa vụn hoặc phân chuồng hoai mục để vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vừa cho khả năng thoát nước tối ưu.

Nếu trồng ở ruộng, bạn nên đánh luống cao, làm hệ thống rãnh thoát nước; trường hợp, muốn trồng nha đam trong nhà, trên ban công vào xô, chậu hay thùng xốp thì nên đục lỗ ở đáy với đường kính 5 – 10cm.  

Cách trồng nha đam bằng lá

Lấy dao cắt tỉa cây chuyên dụng, mài sắc, cắt lá già của cây lô hội, đặt ngang lá trên nền đất ở ruộng, chậu hay thùng xốp, bỏ một lớp đất mỏng lên trên.

Cách trồng nha đam bằng cây con

Còn nếu trồng nha đam bằng cây con nên chọn những cây khỏe, tách nhẹ nhàng khỏi cây mẹ, chú ý không làm đứt rễ cây. Đào hố với đường kính phù hợp với kích thước của cây, đặt cây vào hố, tiến hành lấp đất theo thứ tự lần lượt đất mùn, đất thịt.

Xem thêm: cách trồng rau muống trên sân thượng

Cách trồng nha đam trong chậu

Để nha đam phát triển mạnh ta cần chọn loại chậu có kích thước phù hợp, có lỗ thoát nước thông thoáng giữ cho cây sinh trưởng ổn định. Hoặc ta có thể tự khoét lỗ thoát nước cho chậu và đặt thêm các hòn sỏi bên dưới giúp cây không bị úng nước. Với chậu thì có thể trồng bằng lá hoặc cây còn đều được và tiến hành giống như trồng trực tiếp dưới nền đất thông thường.

Cách trồng nha đam thủy sinh

Bên cạnh hình thức trồng nha đam dưới đất truyền thống ta có thể áp dụng trồng nha đam thủy sinh như các loài cây cảnh và rau khác.

Đầu tiên, cần chuẩn bị bình, lọ thủy tinh có độ rộng với kích thước của cây, cho lượng nước sạch tương ứng với phần rễ. Sau đó, lấy dụng cụ chuyên dùng tách cây nha đam ra khỏi cây mẹ, rửa sạch đất bám ở rễ và cho cây vào bình, lọ có sẵn. Lưu ý chỉ để nước ngập phần rễ, không ngập các bẹ lá, bổ sung các chất dinh dưỡng bằng dung dạng dinh dưỡng, đặt ở nơi có ánh sáng và 1thay nước 1 lần/tuần.

3.Cách chăm sóc nha đam

Tưới nước

Lượng nước tưới phù hợp sẽ giúp cây phát triển, sinh trưởng tốt, là loại cây không ưa ẩm quá nhiều, vì vậy nên tưới ít nhưng tưới đậm, vào mùa khô nên tiến hàng tưới 2 – 3 lần/tuần, mùa mưa tưới từ 1 – 2 lần/tuần.

Phân bón

Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, cây lô hội sẽ phát triển mạnh, do đó, nên bón phân mỗi tháng 2 lần cho cây, theo tỉ lệ 1:5.

Xem thêm: trồng rau bắp cải trên sân thượng

Phòng trừ sâu bệnh hại

Nha đam bị lá vàng, thối nhũn là do bị ngập úng nước, bị sâu bệnh đục khoét lá, lúc này cần nhanh chóng cắt bỏ những lá bị hư hỏng, kiểm tra lại các lỗ, rãnh thoát nước và mua thuốc trừ sâu bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *