Trong tất cả các giống ngô hiện nay, thì ngô ngọt là loại ngô được người dân ưa chuộng sử dụng nhiều nhất. Caycanh365 xin chia sẻ đến bà con Thời vụ trồng ngô ở miền Bắc và kỹ thuật trồng ngô đạt năng suất cao qua bài viết dưới đây.
Đôi nét về ngô ngọt
Ngô là loại cây trồng ngày ngắn, có thể trồng được trên nhiều loại đất, sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, giữ nước tốt. Độ pH của đất tốt nhất cho cây ngô phát triển là 5,5-7,0.
Chiều cao của cây ngô khoảng 1m2-1m8, khả năng chống đổ ngã tốt nhờ bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh. Bộ lá gọn, khả năng thụ phấn tốt, chiều cao ra trái thấp, các trái trên cây phát triển đồng đều (tỷ lệ trái loại 1 > 95%).
Hình dạng trái thon dài, có râu, cờ xòe, vỏ bì mỏng bao kín trái, hạt ngô đóng múp đầu, các hàng hạt thẳng đều, hạt có màu trắng sữa. Hạt ngô nếp thơm, ngọt, dẻo, thích hợp để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: luộc, nướng, xào, nấu xôi, chè,…
ngô nếp với đặc tính mềm dẻo, nên có thể dùng tinh bột ngô nếp làm hồ vải hoặc làm keo dán. Ngoài ra, hạt ngô nếp còn là nguyên liệu chính trong sản xuất bánh kẹo, rượu, cồn, tinh bột, điều chế acid acetic,…
Lõi ngô có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc chế ra chất cách điện, các chất dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa hóa học. Vỏ ngô, bẹ lá được tận dụng làm chất tốt, phân bón hoặc đan làm thảm, đồ thủ công mỹ nghệ,…
Hiện nay, trên thế giới đã thống kê được ngô có thể chế biến thành 670 mặt hàng của các ngành công nghiệp lương thực – thực nghiệp dược và công nghiệp nhẹ.
Xem thêm: thời vụ trồng đậu cô ve ở miền bắc
Thời vụ trồng ngô ngọt ở miền Bắc
Thời vụ gieo trồng là yếu tố khá quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Hầu hết các giống ngô nếp hiện nay đều có thể trồng được quanh năm. Nhưng để đạt năng suất cao nhất, cần chú ý tùy theo điều kiện thời tiết cụ thể của từng vùng miền, mà có thời vụ gieo trồng khác nhau. Dưới đây là thời vụ trồng ngô nếp miền Bắc:
- Vụ xuân: Gieo trồng quanh tiết lập xuân từ cuối tháng 1 cho đến cuối tháng 2.
- Vụ hè: Từ giữa tháng 4 đến gần cuối tháng 5.
- Vụ đông (hay thu đông): Thời điểm gieo trồng tốt nhất là từ đầu tháng 9 đến khoảng giữa tháng 10.
Kỹ thuật trồng ngô năng suất cao
Chuẩn bị đất trồng
Ở bất cứ loại cây nào cũng thế, việc đầu tiên tiên trong quy trình trồng ngô ngọt đó chính là chuẩn bị đất trồng. Ngô ngọt không kén đất, nhưng tốt nhất bà con nên trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, độ pH khoảng 6-7. Trước khi trồng ngô, bà con cần phải cải tạo lại đất, để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh và cho năng suất cao.
Xử lý đất
Đất cần phải được làm sạch cỏ, cày xới sâu khoảng 30-40cm vì bộ rẽ ngô có hướng ăn sâu vào đất, việc cày sâu sẽ giúp đất trồng thông thoáng để rễ bám tốt hơn, chống đổ, dễ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
Tạo luống và rãnh
Tạo luống và rãnh giúp cấp và thoát nước cho cây ngô, vừa có khả năng chống hạn, vừa có khả năng chống ngập úng. Tạo luống rộng khoảng 50-60cm, cao khoảng 20-30cm. Tạo rãnh rộng khoảng 30-40cm, sâu khoảng 20cm.
Bón lót cho đất
Trong kỹ thuật trồng ngô ngọt công đoạn bón lót trước khi gieo trồng khá quan trọng, việc này giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn ngô mới mọc và bén rễ. Lượng phân cần dùng cho 1 ha đất là: 8-10 tấn phân chuồng đã hoai mục và 40-50kg đạm.
Có 2 cách bón lót là:
- Rải phân lên luống rồi bừa thật kỹ, cách này nhanh hơn và đỡ tốn công sức hơn. Tuy nhiên, phân sẽ phân giải chậm hơn, phân được rải đều không tập trung vào gốc nên hiệu quả mang lại không cao.
- Bón theo hàng, khi đã xử lý đất và lên luống xong. Phân sẽ được rải lên luống và trộn đều với phần đất mặt. Theo cách này, phân sẽ phát huy tác dụng tốt hơn, nhưng sẽ lâu và tốn công hơn.
Phơi ủ đất với phân khoảng 30 ngày trước khi xuống giống.
Xem thêm: thời vụ trồng mướp ở miền bắc
Xử lý hạt giống và gieo trồng
Lượng hạt ngô giống cần cho 1 ha đất là khoảng 6-8kg. Bà con nên mua hạt giống được đóng gói kỹ lưỡng, bán tại các cửa hàng hạt giống. Hạt mua về cần phải được ngâm khoảng 4-8 tiếng bằng nước ấm 40-50oC sau đó rửa sạch và loại bỏ hạt nổi lên trên mặt nước. Rồi ủ bằng khăn sạch khoảng 1-2 ngày cho hạt nứt nanh trước khi gieo.
Mật độ trồng: Để đảm bảo cây ngô ngọt phát triển tốt, bà con cần chú ý đến mật độ gieo trồng. Mỗi hàng cách nhau khoảng 65-70cm, tương ứng với luống đã lên ở trên, bà con có thể gieo được 1 hàng. Các gốc trồng cách nhau khoảng 30-40cm, mỗi gốc có thể gieo trồng 2 cây ngô.
Có 2 cách gieo hạt giống là gieo trực tiếp và gieo bằng bầu ươm.
Gieo trực tiếp
- Hạt sau khi đã ngâm ủ sẽ được gieo thẳng xuống đất, ưu điểm của cách gieo trồng nay là tiết kiệm thời gian. Bà con có thể sử dụng các loại máy gieo hạt để gieo nhanh hơn.
- Tuy nhiên, cách này sẽ tốn nhiều hạt hơn, vì mỗi hố trồng phải gieo 2-3 hạt để đảm bảo tất cả các hố đều sẽ lên cây con. Hơn nữa, tỷ lệ hạt nảy mầm sẽ thấp hơn, vì hạt chưa lên cây có thể bị kiến tha đi.
Gieo bằng bầu
Với cách này hạt sau khi ngâm sẽ được ươm trong bầu đến khi ra lá thật mới gieo xuống đất, như vậy sẽ đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao hơn, ít tốn hạt.
Cách làm bầu: Sử dụng đất sạch, giàu dinh dưỡng cho vào túi nilon hoặc khay bầu ươm, cho hạt vào bầu và phun tưới nước hằng ngày. Đến khi cây ra 2,3 lá thật thì lấy bầu cây ra khỏi khay để trồng xuống đất.
Xem thêm: thời vụ trồng dưa chuột miền bắc
Cách chăm sóc cây ngô ngọt đúng quy trình
Tưới nước cho cây
Có 2 cách tưới đó là tưới dạng phun mưa vào gốc trồng, hoặc tưới vào rãnh, nếu tưới vào rãnh thì cung cấp nước khoảng 70-80% rãnh để đất ngấm từ từ, vừa đủ cho cây.
Giai đoạn mới xuống giống, nên duy trì độ ẩm cho đất khoảng 50-70% để kích thích hạt giống, cây giống phát triển, bén rễ. Cung cấp nước cho cây hằng ngày, những lưu ý không được để cây bị ngập úng.
Tùy theo thời tiết khí hậu và điều kiện đất đai mà bà con tưới 1-2 lần mỗi ngày. Trong giai đoạn cây ngô trổ cờ, phun râu và kết trái (khoảng 45-75 ngày sau khi xuống giống) cây ngô cần cung cấp nhiều nước hơn hết.
Làm cỏ kết hợp bón thúc
Làm sạch cỏ để tránh sâu bệnh hại và tránh để cỏ hút hết dinh dưỡng của cây. Để tiết kiệm công sức chăm sóc, bà con có thể kết hợp bón phân sau khi vừa làm cỏ xong.
Tác dụng của việc bón thúc là để bổ sung dưỡng chất cho cây, giúp cây ngô phát triển tốt, tăng năng suất mùa vụ. Theo kỹ thuật trồng ngô ngọt được các chuyên gia chia sẻ thì phân bón thúc cho ngô nên dùng phân có hiệu quả nhanh phân đạm, lân và kali.
Lưu ý khi bón phân cho ngô ngọt:
Tùy vào mùa vụ gieo trồng mỗi khu vực, nếu thời kỳ cây con mà mưa nhiều dẫn đến ngập nước, hoặc trời rét, rễ cây ngô chậm phát triển (bà con thường gọi là chân chì) làm cây còi cọc. Bà con có thể kết hợp pha lân và đạm (dùng lân là chính) để tưới cho cây nhằm kích thích sự phát triển của bộ rễ.
Bón thúc cho cây ngô ngọt còn phải dựa vào giống, dinh dưỡng của đất, thời tiết khí hậu, cũng như kỹ thuật trồng ngô ngọt để định số lần bón, giai đoạn bón và lượng phân bón sao cho phù hợp, tránh dư thừa, cũng như thiếu hụt.
Về loại phân bón phải dựa trên nguyên tắc chung là dùng loại phân dễ tiêu, có hiệu quả nhanh như phân hữu cơ thật hoai mục, phân đạm, tốt nhất là dùng phân nước hoặc pha phân với nước để tưới.
Xem thêm: thời vụ trồng bầu ở miền bắc
Thời gian thu hoạch
Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng ngô ngọt thì chỉ sau 65 đến 70 ngày trồng cây là ngô đã đủ ngọn, đủ chín để có thể thu hoạch được. Ngô ngọt thường được sử dụng tươi, nên khi thấy râu ngô hơi chớm héo, kiểm tra một vài bắp đã căng đều, màu vàng sữa là đã có thể bắt đầu thu hoạch. Thu hoạch ngô vào sáng sớm và chuyển luôn đến các buôn lái để tiêu thụ ngay sẽ đảm bảo ngô ngon hơn, ngọt hơn, ngon hơn. Ngô ngọt cần được thu hoạch nhanh trong 3-5 ngày để đạt chất lượng tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Thời vụ trồng ngô ở miền Bắc và kỹ thuật trồng ngô đúng cách mà Caycanh365 đã tổng hợp. Nếu bà con có thắc mắc gì cần được giải đáp, liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé!