Dấu hiệu và cách giải khi cây bị ngộ độc NPK

Phân bón NPK là loại phân được nhiều người sử dụng bởi trong phân chứa đến 3 thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu như sử dụng quá liều lượng phân NPK sẽ dễ khiến cây bị ngộ độc. Vậy phải làm thế nào để xử lý khi gặp trường hợp này? Cùng Caycanh365 tìm hiểu kỹ Dấu hiệu và cách giải khi cây bị ngộ độc NPK qua bài viết bên dưới nhé.

Phân bón NPK là gì?

Là loại phân bón hỗn hợp chứa ít nhất 2 thành phần dinh dưỡng trong 3 thành N, P, K trở lên. Phân NPK có 2 loại đó là dạng phân trộn và phân phức hợp. Trong đó, phân trộn là loại phân trộn lẫn cỡ học các nguyên liệu ban đầu N,P,K,… Phân phức hợp là phân được điều chế dưới tác dụng hóa học của những nguyên liệu ban đầu.

Những tác dụng của phân NPK đối với cây trồng

Giúp cây bổ sung chất dinh dưỡng

Với hàm lượng dinh dưỡng được chứa trong các sản phẩm phân bón NPK kết hợp với đạm, lân, kali bổ sung một cách toàn diện nhất để cây có thể sinh trưởng ổn định, khỏe mạnh để gia tăng năng suất.

Kích thích ra lá, hoa, quả

Phân NPK cũng là giải pháp hàng đầu để giúp cho cây có thể xanh tốt cũng như sinh trưởng chiều cao. Đặc biệt, phân còn giúp kích thích ra hoa, lá, quả để phù hợp với mục đích cũng như phù hợp với nhu cầu của người dùng trong từng giai đoạn hiện nay.

Với thành phần kali có trong phân NPK còn có tác dụng kích thích cây có thể ra quả, với việc tổng hợp đường bột và xenlulozo giúp cây có thể tăng độ ngọt, cải thiện màu sắc của quả được bắt mắt nhất.

Xem thêm: phân humic loại nào tốt

Tăng sức đề kháng cho cây

Sử dụng phân NPK còn giúp cây gia tăng sức đề kháng để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt để giữ cho cây ổn định trong quá trình phát triển của cây.

Cải thiện độ phì nhiêu cho đất

Trong thành phần phân có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ giúp đất được cải thiện độ phì nhiêu ở mức độ tốt nhất, điều này sẽ giúp bà con có thể dễ dàng trong việc canh tác.

Cây bị ngộ độc đạm làm giảm quá trình quang hợp gây thiếu sắt, dẫn đến lá chuyển sang vàng trong khi cây lá vẫn còn xanh.

Ảnh hưởng của việc ngộ độc NPK đối với cây trồng?

Bón thừa đạm dẫn đến sự tích tụ muối trong đất, do đó làm cho cây yếu và dễ bị hư hại do sương giá và nhiều bệnh tật. Ngoài ra, những cây bị ngộ độc đạm tăng nguy cơ nhiễm sâu bệnh nhiều hơn. Khoảng 55% trường hợp phân đạm làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh hoặc trầm trọng thêm tác hại của bệnh. Ví dụ, trường hợp bón phân đạm có thể làm tăng tỷ lệ bệnh hại cây trồng như bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt, bệnh thối thân và bệnh đạo ôn,…

Cây bị ngộ độc đạm làm giảm quá trình quang hợp đặc biệt là ngộ độc đạm amoni (NH4+). Trong khi ngộ độc đạm dạng nitrat (NO3-) gây thiếu sắt, dẫn đến lá chuyển sang vàng trong khi cây lá vẫn còn xanh.

Ngộ độc phân lân thường có xu hướng hấp thụ đạm nhiều hơn, dẫn đến ngộ độc đạm hoặc càng làm tồi tệ tình trạng này. Điều này làm chậm quá trình hình thành cơ quan sinh sản – hoa và giảm kích thước, chất lượng cây ăn quả giai đoạn thu hoạch.

Xem thêm: cách pha physan 20sl cho lan

Những dấu hiệu cho biết cây bị ngộ độc NPK

Cây bị ngộ độc NPK được chia thành 3 loại với những biểu hiện và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Bà con cần quan sát cây trồng của mình thuộc loại ngộ độc nào để có biện pháp chữa trị kịp thời:

Ngộ độc do cháy phân

Là tình trạng ngộ độc cục bộ do lượng phân bón phân tán không đều, khi tiếp xúc trực tiếp với một bộ phận (thường là rễ, lá) gây tình trạng héo khô, cháy sém. Với cùng liều lượng phân bón như trên, nếu được phân bố đều cho cây sẽ không bị ngộ độc. Tình trạng này thường xuất hiện ở:

Cháy rễ

Khi đất ngập úng, rễ non sẽ phát triển trên mặt đất để lấy khí oxy. Khi nước rút và rễ cây chưa kịp di chuyển xuống mặt đất thì bà con sử dụng phân bón dạng rắn, rải trên mặt đất gây cháy rễ non gần đó. Dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng này là cây thường héo rũ vào buổi trưa và tươi tỉnh vào buổi chiều.

Cháy lá

Sử dụng các loại phân bón lá không hòa tan theo hướng dẫn sử dụng làm dung dịch bón lá có nồng độ cao hoặc những lá gần gốc, tiếp xúc trực tiếp với phân bón khi bà con tưới phân cho gốc. Phân bón tiếp xúc với lá và gần như được hấp thu trực tiếp nên liều lượng sử dụng cho lá cần được chú ý cẩn thận. Dấu hiệu thường gặp của tình trạng này là lá cháy sém, khô, màu vàng nâu.

Xem thêm: cách bón phân rynan cho lan

Ngộ độc do mất cân bằng dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của cây đối với phân đạm, phân lân, kali (NPK) là rất lớn nên thừa các nguyên tố dinh dưỡng này chưa dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp tính nhưng sẽ ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Biểu hiện thiếu một số chất dinh dưỡng khác có thể là dấu hiệu của thừa phân NPK.

Cây bị ngộ độc kali gây ức chế sự hấp thu canxi, magie nên thừa kali có biểu hiện thiếu canxi, magie.

Thừa urê gây ức chế hấp thu kẽm nên cây có hiểu hiện thiếu kẽm khi thừa ure.

Bón nhiều lân, cây chưa đến mức ngộ độc cấp tính, nhưng có thể gây thiếu sắt, kẽm. Nên tình trạng thiếu sắt, kẽm cũng là một dạng ngộ độc NPK.

Ngộ độc cấp tính

Là trường hợp cây hấp thu lượng phân bón NPK quá nhu cầu và ngưỡng chịu đựng của cây. 

Ngộ độc đạm làm cho lá có màu xanh đậm bất thường, chóp lá cong xuống, cây chậm phát triển và thân cao, yếu.

Chóp hoặc bìa lá xuất hiện các đốm đen. Khi cây ngộ độc thường có xu hướng thỉa những chất dư thừa trên lá, đọng ở bìa và chóp lá và tạo thành các đốm đen.

Nếu độc tính không được xử lý, lá cuối cùng sẽ chuyển sang màu nâu hoặc vàng và rụng.

Cách giải độc cho cây bị ngộ độc NPK nhanh nhất

Để có biện pháp xử lý kịp thời khi cây bị ngộ độc, đầu tiên bà con cần ngưng bón phân. Sau đó, nhà nông phải xác định tình trạng ngộ độc thuộc dạng nào sau đây: cháy phân, mất cân bằng dinh dưỡng hoặc ngộ độc cấp tính.

Xem thêm: Cách dùng Superthrive kết hợp B1 kích rễ cho lan

Đầu tiên bà con cần ngưng bón phân, sau đó cần xác định tình trạng ngộ độc để xử lý đúng cách.

Ngộ độc do cháy phân

  • Dùng nước để rửa trôi bớt lượng phân dư thừa, động trên gốc, đặc biệt là khu vực bị cháy rễ. Với cây mọc dưới nước (lúa) thì việc thay nước là giải pháp cần làm ngay. Với cây trồng cạn thì tưới nước sẽ làm cho phân bị loãng ra và di chuyển xuống tầng đất phía dưới.
  • Nếu lá bị cháy phân thì cần cắt bỏ những lá bị hư, cháy do ngộ độc.

Ngộ độc do mất cân bằng dinh dưỡng

Trường hợp này, nhà nông chỉ cần bón phân cân đối dinh dưỡng hoặc sử dụng phân hỗn hợp, được pha sẵn theo nhu cầu cây trồng.

Ngộ độc cấp tính

  • Sử dụng các sản phẩm có tác dụng giải độc, tăng cường sức khỏe cho cây trồng như: Compound Nitrophenlate (Atonik đậm đặc), Vitaminin B1, Brassinolide, Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6),…
  • Bổ sung phân hữu cơ cũng có tác dụng làm giảm tác dụng độc của việc dư thừa phân bón, bởi phân hữu cơ sẽ làm cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn. 

Một số phân hữu cơ mà nhà nông có thể tham khảo: 

  • Dịch rong biển (Cytogal plus), Amino Acid (Cytomin plus), axit fulvic (Cytosoil care).
  • Hoặc sử dụng kết hợp sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm giải độc cho cây trồng. 
  • Có thể sử dụng kết hợp giữa dịch rong biển và Compound Nitrophenlate (Atonik đậm đặc) hoặc axit fulvic kết hợp với Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6).

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến dấu hiệu cây bị ngộ độc NPK và cách giải độc nhanh nhất ở lúa mà Nông nghiệp Việt Nông đã tổng hợp được đến bà con. Hy vọng bà con sẽ sớm giải quyết được mối lo này. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *