Hiện nay, ở nhiều tỉnh thành trong nước ta, cây na Thái Lan không hạt đang được tìm kiếm và ưa trồng. Đây là loại na mới, có khả năng sinh trưởng tốt phù hợp với khí hậu, môi trường sống khác nhau. Đặc biệt, có khả năng chịu hạn, chịu nhiệt tốt, ít sâu bệnh hại, cho quả to, ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ cho người trồng.
Đặc điểm của cây na Thái không hạt
Về hình dáng bên ngoài, cây na Thái không hạt không khác nhiều so với cây na bản địa thông thường.
Đây là loại cây ăn quả thân gỗ, có chiều cao khoảng 3 – 5m, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, môi trường sống và cách chăm sóc của người trồng.
Cây có khả năng chịu hạn, chịu nhiệt và chịu lạnh tốt. So với na thường, lá của na không hạt thường to hơn. Quả có kích thước to, có trọng lượng lớn từ 0,5 – 1kg, phần thịt dày và nhiều nước, vị ngọt đậm, rất thơm, mẫu mã đẹp.
Na Thái không hạt mang lại hiệu quả kinh tế cao
Một cây na sẽ cho thu hoạch từ 40 – 60kg quả và chúng đang được bán với giá từ 100.000đ- 130.000đ/kg vào đầu mùa và từ 70.000đ – 90.000đ vào giữa mùa. Trong khi đó, người trồng không phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức chăm sóc, và đầu tư phân bón. Chính vì thế, lợi nhuận thu được từ việc trồng cây na Thái không hạt là khá cao. Nhiều cá nhân, hộ gia đình đang làm giàu từ việc trồng loại cây ăn quả này. Và với mẫu mã đẹp, na Thái không hạt không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đi nước ngoài tạo sự ổn định về kinh tế cho người trồng na.
Xem thêm: cách trồng táo ta trên sân thượng
Cách trồng cây na Thái không hạt
Trồng na bằng cách gieo hạt
Khi đã mua được hạt na đạt tiêu chuẩn, chúng ta cần ngâm hạt trong nước ẩm từ 20 – 28 độ C trong khoảng 1 ngày, thời gian này nên tiến hành thay nước thường xuyên tránh để nước chua. Sau đó, vớt hạt ra, rửa sạch bằng nước lã và ủ hạt trong khoảng 24 giờ là có thể đem gieo. Tuy nhiên, không nên gieo trực tiếp xuống đất trồng mà nên gieo vào bầu ươm nhiều chất dinh dưỡng được chuẩn bị sẵn. Đặt bầu ươm vào nơi thoáng mát, sạch sẽ, cung cấp nước đầy đủ cho hạt giống nhanh nảy mầm.
Quan sát hạt đã nhú mầm, cây con bắt đầu phát triển từ 45 – 50cm là có thể tiến hành trồng ở môi trường mới.
Tiến hành đào hố trên đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp, thoát nước tốt. Kích thước hố là 30 x 30 x 30cm, mỗi hố cách nhau từ 2,5 – 3m. Và thự hiện bón lót dưới hố bằng các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục.
Sau 30 ngày phơi ải đất, lúc này có thể đem cây ra trồng. Lấy dao sắc nhọn, rạch lớp vỏ bầu và đặt cây con nhẹ nhàng xuống hố.
Sau đó, lấp đất và nén chặt xung quanh gốc cây nhằm cố định chúng đứng thẳng. Sau trồng, hãy tưới nước cho cây.
Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách mua cây con được bán tại các cửa hàng cây giống, viện cây trồng,… Chú ý, cần lựa chọn cây mập mạp, khỏe mạnh, có nhiều mắt ngủ và nhiều lá.
Xem thêm: cách trồng chanh dây trên sân thượng
Trồng na thái không hạt bằng cách giâm cành
Bên cạnh cách trồng na bằng phương pháp gieo hạt, bạn có thể nhân giống na Thái không hạt bằng hình thức giâm cành.
Đầu tiên, chọn cây na không hạt sử dụng để nhân giống phải khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và côn trùng nguy hiểm.
Lấy cành giâm vào lúc sáng sớm và ở giai đoạn cây không ra hoa. Cành na sử dụng để giâm cành nên lấy ở vị trí cành vượt (Hay còn gọi là cành đứng), có thể lấy từ phía ngọn vào trong khoảng 40 – 50cm. Dùng dao sắc cắt vạt chéo xuôi phần gốc và cắt phẳng ở phần ngọn, tỉa bớt lá trên cành, chỉ để loại từ 4 – 5 lá nhằm hạn chế sự thoát nước của cành giâm.
Nhúng đáy cành giâm na Thái không hạt vào hóa chất kích thích mọc rễ, trong thời gian từ 3 – 4 giây, quan sát khi thấy hóa chất đã thấm và khô thì cắm cành giâm vào chậu chứa giá thể đã qua xử lý. Sau đó, đặt chậu ươmở vị trí thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C và tưới nước dạng phun sương hàng ngày.
Sau khoảng 45 – 50 ngày, cành giâm sẽ ra rễ, bấy giờ, nên rời cành giâm đến các bầu đất nhiều chất dinh dưỡng để cây phát triển toàn diện. Tiếp tục, tưới nước thường xuyên cho đến khi nào cành giâm ra nhiều lá và mầm non thì có thể đem trồng trực tiếp xuống đất.
Xem thêm: Cách trồng xoài trên sân thượng
Cách chăm sóc cây na Thái không hạt cho sai quả
Đốn tỉa và “lùn hóa vườn na
Với những cành già, yếu, sâu bệnh hay mọc quá cao nên dùng cưa hoặc dao sắc đốn cách gốc 80 – 100cm với vết cách nghiêng 45 độ tránh làm xước thân cây. Cắt xong, dùng vôi hoặc dung dịch bóoc đô 3% quết một lớp vào vết vừa cắt nhằm hạn chế nhiễm khuẩn và cây bốc hơi nước. Việc cắt tỉa này nên thực hiện sau khi đã thu hái quả xong khoảng 2 – 3 tuần.
Bón phân định kỳ cho cây na Thái không hạt
Cắt tỉa xong, cần bón phân quanh gốc cho cây và vun đất cao. Cần lưu ý, 3 năm đầu khi trồng cây, định kỳ 2 tháng/ lần người trồng cần bón mỗi gốc na Thái không hạt 10kg phân chuồng hoai mục đã qua xử lý, 1kg phân NPK. Thời gian sau đó, số lượng bón phân sẽ ít đi nhưng đặc biệt cần bón phân vào giai đoạn cây ra hoa bắt đầu kết trái và sau mỗi lần thu hái quả.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Theo nhiều nghiên cứu, na Thái không hạt có sức đề kháng cao, ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, nếu trồng và chăm sóc cây không đúng quy trình, kỹ thuật sẽ xuất hiện nhiều loại bệnh ở cây. Do đó, người trồng cần quan sát kỹ, nhận biết các loại bệnh để có phương pháp “điều trị” thích hợp.
Cách thu hái na Thái không hạt
Khi quả na đã “mở mắt” to, kích thước lớn đồng nghĩa với việc bạn đã có thể thu hái na. Hãy lấy kéo sắc cắt cuống quả và nên thú hái vào buổi sáng sớm hay chiều muộn khi thời tiết đã mát mẻ.
Xem thêm: Cách trồng kiwi cực kỳ đơn giản
Với những thông tin trên Caycanh365.com đã giúp bạn nắm bắt được đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc cây na Thái không hạt đúng chuẩn để cây sai trái, khỏe mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bản thân và gia đình.