Cách trồng kiwi cực kỳ đơn giản cho năng suất cao

Bạn thích ăn kiwi, muốn trồng loại cây này tại nhà nhưng chưa biết cách trồng như thế nào đúng kỹ thuật để kiwi phát triển tốt, cho quả to và sai thì hãy tham khảo nhanh những hướng dẫn dưới đây.

Nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm của cây kiwi

Nguồn gốc

Kiwi hay còn gọi là Dương Đào, được tìm thấy đầu tiên ở khu vực miền Nam Trung Quốc. Sau đó, được trồng nhiều ở NewZealand và trở thành loại cây đặc trưng ở nước này. Hiện nay, chúng đã và đang được nhân giống ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Đặc điểm của cây kiwi

Kiwi là dạng thân leo, chiều cao của chúng từ 9- 12m, có màu xám nhạt, kích thước thân khá nhỏ.

Lá hình bầu dục, to bản, có màu xanh và khi còn non có lớp lông ở phía dưới mặt lá.

Quả kiwi có dạng hình quả trứng, kích thước khoảng 5 – 6cm, trọng lượng nặng khoảng 200g, vỏ của chúng có màu nâu, được bao phủ bởi một lớp lông xù xì. Thịt quả có màu xanh hoặc vàng, khi chín có vị chua ngọt tự nhiên, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng. Hạt của chúng có màu đen, nhỏ.

Loại cây ăn quả ôn đới này ưa sáng, thích hợp trồng ở đất thịt pha, giàu mùn và các chất dinh dưỡng, độ pH đạt từ 5 – 6,5.

Xem thêm: Cách trồng xoài trên sân thượng

Các loại kiwi thường gặp

Dựa vào màu sắc và hương vị của thịt quả mà người ta chia thành hai loại kiwi: Kiwi vàng và kiwi xanh.

Kiwi vàng: Giống như tên gọi, thịt quả của chúng có màu vàng, có vị ngọt giống xoài.

Kiwi xanh: Thịt quả có màu xanh, có vị chua, khi chín có vị chua ngọt.

Cả hai loại kiwi này, đều có hàm lượng dinh dưỡng cao và tác dụng tốt cho sức khỏe con người như nhau. Chúng ta có thể sử dụng kiwi xay sinh tố, làm nước ép, ăn trực tiếp hoặc cắt nhỏ làm bánh, làm sữa chua, kem, làm salad hay chế biến nước sốt, ăn kèm các món xiên nướng,..

Hướng dẫn cách trồng cây kiwi bằng hạt tại nhà

Lựa chọn thời vụ thích hợp trồng cây kiwi

Dương Đào là loại cây ăn quả xuất xứ từ vùng có khí hậu lạnh, do đó, khi trồng tại Việt Nam, chúng ta cần lưu ý nên trồng cây vào đầu mùa xuân hoặc mùa đông khi thời tiết mát mẻ.

Chuẩn bị hạt giống và tiến hành xử lý hạt giống

Lựa chọn quả kiwi có kích thước to, màu sắc đẹp, không bị sâu đục quả, lọc lấy hạt chắc mẩy, không bị lép và rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, ngâm hạt kiwi trong nước ấm với nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C, trong khoảng thời gian từ 5 – 6 giờ đồng hồ.

Tiếp theo, vớt hạt ra và rửa với nước lã, rồi cho hạt vào khăn ẩm, ủ trong vòng từ 4- 5 ngày. Quá trình ủ nên tưới nước phun sương lên trên khăn, nhằm giữ cho hạt không bị khô và kích thích hạt nứt nanh, nhú mầm.

Chuẩn bị đất trồng

Nếu trồng kiwi ở đất vườn, đất ruộng nên làm luống cao, thiết kế rãnh thoát nước hợp lý tránh để cây bị ngập úng khi trời mưa. Cày, cuốc nhuyễn đất, trộn đều đất với phân chuồng hoai mục và vôi rồi phơi ải khoảng 25 – 30 ngày trước khi trồng.

Trường hợp, trồng kiwi trong thùng xốp, chậu, xô,… tại ban công, sân thượng thì nên lựa chọn đất trồng chuyên dụng đã qua xử lý và có chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Xem thêm: cách trồng táo ta trên sân thượng

Cách trồng kiwi

Sau khi hạt đã nhú mầm, lúc này, bạn có thể mang chúng đi gieo trên đất đã chuẩn bị bằng cách khoét những lỗ nhỏ có độ sâu 1cm trên nền đất, đặt hạt kiwi vào đó, rồi phủ lên một lớp đất mỏng. Trồng xong, lấy bình tưới nước hoa sen tưới nhẹ nhàng lên hạt. Lưu ý, mỗi hố nên để từ 1 – 2 hạt và khoảng cách giữa các hố là từ 2m.

Cách chăm sóc kiwi

Cũng giống như nhiều cây ăn quả khác, kiwi cần được bổ sung lượng nước tưới phù hợp để sinh trưởng. Mỗi ngày 2 lần tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm và chiều muộn, tưới ít nhưng đẫm, nhằm duy trì độ ẩm tốt nhất. Đặc biệt, nên cung cấp lượng nước nhiều hơn trong giai đoạn cây đơm hoa và kết trái nhưng lưu ý không chỉ nên tưới vào xung quanh gốc cây không tưới lên hoa và quả.

Bên cạnh nước tưới, phân bón cũng rất quan trọng. Định kỳ, mỗi năm nên bón phân 3 – 4 lần, đặc biệt cần bón thúc trong thời điểm cây ra hoa, đậu quả.

Quan sát khi thấy cây kiwi đã lên từ 4 – 6 lá thì nên tiến hành làm giàn cho cây. Thông thường, người ta sử dụng lưới mắt cáo vì chúng có độ bền cao, tạo sự vững chắc cho cây bám. Làm giàn xong, bạn nên uốn cố định cây vào một bên giàn để cây tự leo. Khi cây đã leo vào toàn bộ giàn, lúc này, bạn nên tiến hành cắt tỉa lá, cành khô héo, sâu bệnh để tạo độ thông thoáng, giúp cây nhận được lượng lớn ánh sáng.

Ngoài ra, quá trình chăm sóc cần chú ý kiwi có mắc bệnh không để có các phương thức xử lý kịp thời.

Xem thêm: cách trồng chanh dây trên sân thượng

Với cách trồng và chăm sóc cây kiwi như trên, chỉ trong một thời gian ngắn bạn đã có ngay một cây kiwi xanh tốt, khỏe mạnh, cho sai quả. Lúc này bạn có thể hưởng thụ thành quả của mình rồi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *