Công dụng và hướng dẫn trồng cây hồng xiêm đầy đủ nhất

Là loại cây ăn quả dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh hại và có nhiều công dụng hữu ích cho con người cây hồng xiêm được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành khác nhau trong cả nước. Vậy quả hồng xiêm có tác dụng gì? Cách trồng, cách chăm sóc cây hồng xiêm ra sao để cây sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại năng suất cao? Hãy cùng caycanh365.com tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây.

Quả hồng xiêm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trái hồng xiêm chứa hợp chất tannin là thành phần quan trọng có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào, ngăn ngừa bệnh tim, ung thư và điều trị bệnh trĩ, tiêu chảy.

Cùng với các Vitamin A, B, C tăng sức đề kháng cho con người chống lại các tác nhân gây hại, kích thích phát triển trí não, chuyển hóa lipid, sản xuất hemoglobin và cho đôi mắt khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, các khoáng chất thiết yếu trong quả hồng xiêm như canxi, sắt, phốt pho, magie, kali, đồng, selen, kẽm,… còn giúp con người giảm căng thẳng, loại bỏ tình trạng thiếu máu, chống viêm, cầm máu, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa ho và cảm lạnh hiệu quả.

Do đó, không chỉ người thường nên bổ sung quả hồng xiêm vào chế độ dinh dưỡng của mình mà trẻ em hay mẹ bầu đều có thể sử dụng chúng cho bữa phụ.

Xem thêm: Cách trồng kiwi cực kỳ đơn giản

Đặc điểm cây hồng  xiêm

Hồng xiêm là loại thân gỗ, có chiều cao từ 5 – 10m, tuổi thọ cao. Thân có màu xám nâu, bên trong chứa nhiều mủ trắng. Cây phân nhánh nhiều.

Lá khi còn non được phủ một lớp lông tơ, thường mọc so le với khoảng cách khá gần ở phần ngọn cành, hình bầu dục, kích thước nhỏ, có nhiều gân.

Hoa hồng xiêm mọc đơn, màu trắng, cuống hoa dài, có mùi thơm nhẹ.

Quả loài cây này có hình quả trứng, thon dài, đường kính trung bình từ 4 – 8cm, có màu nâu nhạt, thịt quả màu nâu đỏ, mềm, khi chín có vị ngọt thanh, rất dễ ăn.

Những loại hồng xiêm phổ biến

Dựa vào hình dáng, đặc điểm thịt quả và kích thước của quả  mà người ta phân chia hồng xiêm thành các loại khác nhau như hồng xiêm Xuân Đỉnh, hồng xiêm ruột đỏ, hồng xiêm xoài Thái Lan, hồng xiêm ruột đỏ khổng lồ,…Tuy nhiên, hàm lượng khoáng chất, dinh dưỡng có trong mỗi quả hồng xiêm đều giống nhau.

Xem thêm: trồng cây nho trên sân thượng

Kinh nghiệm trồng cây hồng xiêm

Thời vụ trồng cây

Hồng xiêm dễ thích nghi với nhiệt độ, môi trường sống khác nhau, vì thế, có thể trồng loại cây ăn quả này tất cả mùa trong năm. Tuy nhiên, trồng đúng thời vụ sẽ có đủ điều kiện giúp hồng xiêm sinh trưởng, phát triển mạnh nhất.

Ở miền Nam nước ta thường trồng hồng xiêm vào đầu mùa mưa và ngược lại ở miền Bắc cây được trồng vào mùa xuân khoảng tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm.

Chọn giống hồng xiêm

Hồng xiêm được nhân giống bằng hai phương pháp là chiết cành và gieo bằng hạt. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành thường được áp dụng phổ biến hơn vì cho tuổi thọ dài lâu, cây phát triển nhanh và cho ra năng suất quả ổn định hơn so với gieo bằng hạt.

Người trồng nên lựa chọn những cây con khỏe mạnh, có chiều cao từ 50cm trở lên, cây có nhiều lá, thân không bị gãy, dập để đem trồng.

Đất trồng

Nên lựa chọn đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt và có độ p, độ ẩm phù hợp ở các vị trí đất cao, không sâu trũng, ngập nước.

Chuẩn bị hố trồng

Khi đào hố trồng, mỗi hố nên cách nhau từ 3cm, kích thước hố 60 x 60 x 60cm và bón lót vào từng hố lượng phân chuồng hoai mục, phân Super lân và lượng vôi bột vừa đủ; thời gian bón là  30 ngày trước khi trồng.

Cách trồng

Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu và đặt cây con nhẹ nhàng vào giữa hố, sau đó, lấp và nén chặt đất xung quanh gốc nhằm giữ cho cây đứng thẳng, không bị nghiêng ngả. Trồng xong, tiến hành tưới nước cho cây để giữ ẩm, giúp cây nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Xem thêm: cách trồng táo ta trên sân thượng

Cách chăm sóc cây hồng xiêm đúng chuẩn

Bên cạnh việc trồng hồng xiêm đúng quy trình, kỹ thuật thì người trồng cũng cần có phương pháp chăm sóc đúng cách, có vậy cây mới mang lại năng suất như mong muốn.

Thời gian đầu, cây trồng còn non, chưa thích nghi với khí hậu và môi trường đất mới, do đó, người trồng cần thăm vườn và chú ý quan sát cây nhiều hơn. Cung cấp nước đầy đủ, cắm cọc xung quanh để cố định gốc hạn chế gió to làm lung lay cây khiến rễ bị tổn thương.

Khi cây đã mọc cao khoảng 1m, tiến hành bấm ngọn để cây tạo cành cấp 1 và khi cành cấp 1 phát triển thì tiếp tục bấm ngọn để cây tạo cành cấp 2, cấp 3.

Muốn hồng xiêm nhanh lớn, đạt năng suất cao người trồng cần cung cấp lượng phân bón cho cây với 1kg phân Ure, 1kg phân lân, 1kg Kali, 20kg phân chuồng hoai mục. Số phân bón này sẽ được chia đều theo định kỳ 2 – 3 tháng/lần.  Đặc biệt, chú ý bón phân thúc vào giai đoạn cây kết quả và sau mỗi lần thu hái.

Và việc cắt tỉa cành hồng xiêm sẽ lặp lại khi đã thu hái quả xong, những cành già, cành con yếu được lược bỏ nhằm giúp cây nhận được lượng ánh sáng nhiều hơn.

Xem thêm: cách trồng bưởi hoàng

Hồng xiêm cũng chịu sự tác động của các loại sâu bệnh hại như sâu đục thân, đục quả, các loại ruồi và rệp gây thối quả, đốm lá. Vì thế, người trồng cần thường xuyên vệ sinh vườn, xung quanh gốc cây, và  dùng thuốc phù hợp để loại bỏ sâu bệnh kịp thời. Với các thông tin được đề cập trên đây, sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm, công dụng của cây hồng xiêm cũng như nắm bắt được cách trồng, cách chăm sóc đúng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt mang lại năng suất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *