Kinh nghiệm trồng cây nho trên sân thượng và cách chăm sóc đúng cách

Có một giàn nho trên sân thượng sẽ giúp bạn che đi bức tường vôi trơ trụi, giúp không gian này trở nên bắt mắt, xinh đẹp hơn, tạo bóng mát tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời, là nơi bạn có thể cùng gia đình thư giãn sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi. Không chỉ dừng lại ở đó, mỗi mùa quả đến bạn có ngay những quả nho thơm ngon, mọng nước bổ sung vào bữa tráng miệng của nhà mình chắc chắn sẽ không có gì tuyệt vời hơn.

Nếu bạn cũng đang tìm cách trồng nho trên sân thượng và cách chăm sóc nho đúng quy trình, kỹ thuật thì đừng vội bỏ qua thông tin được Caycanh365.com đề cập dưới dây.

Đặc điểm chung của cây nho

Đặc điểm sinh thái

Nho có nguồn gốc xuất xứ từ miền ôn đới khô Châu Âu, Châu Á. Ngày nay, chúng được trồng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Người ta trồng nho để làm cảnh, tạo bóng mát và thu hái quả.

Đây là loại cây ăn quả lâu năm, có tuổi thọ cao, sức sống mạnh mẽ, ưa ánh nắng hoàn toàn, khả năng chịu nhiệt, chịu hạn tốt, không chịu ngập úng và không thích mưa nhiều.

Xem thêm: Cách trồng xoài trên sân thượng

Đặc điểm hình thái

Rễ của cây nho:

Nho thuộc loại rễ chùm, chủ yếu tập trung ở tầng đất sâu từ 0 – 30cm, kế đến là tầng đất từ 30 – 60cm, rất ít khi rễnho nằm ở vị trí trên 60cm.

Do đó, trong quá trình bón phân, xới đất cần tránh cuốc rãnh quá sâu làm tổn thương tới bộ rễ của cây.

Rễ nho có hai loại: Rễ già (Hay còn gọi là rễ trưởng thành) có kích thước to, có màu nâu hoặc xám, giúp cây đứng vững trong đất và là nơi phát triển hệ thống rễ non.

Ngược lại, rễ non có kích thước nhỏ hơn, có vai trò hút nước và các chất dinh dưỡng nuôi sống cây.

Thân cây:

Nho là loại cây ăn quả thân leo hóa gỗ, kích thước và chiều cao phụ thuộc vào môi trường sống, vỏ thân màu nâu, xù xì.

Lá:

Nho có lá hình trái tim, xung quanh có nhiều răng cưa, thường mọc cách trên thân, cành và xẻ thùy (Lá xẻ thùy nông hay sâu phụ thuộc vào từng loại giống).

Lá nho bao gồm: Cuống lá, phiến lá và một cặp lá kèm.

Tua cuốn:

Được mọc ra từ thân và cành đối diện với lá; thường phân nhánh và quấn chặt vào giàn để giữ ngọn cố định.

Tuy nhiên, các tua cuốn thường được loại bỏ và chỉ giữ lại một số ít nhằm tập trung các chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hoa:

Nho thuộc hoa lưỡng tính, tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo, có kích thước nhỏ, màu xanh nhạt, nằm đối diện với lá.

Hoa có 5 lá đài màu xanh bao bọc các bộ phận khác bên trong và có 5 – 6 nhị.

Nho thường nở hoa từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều hàng ngày.

Quả:

Tùy thuộc vào từng loại giống mà quả nho có hình cầu hay hình tròn dài.

Khi chín có nhiều màu sắc khác nhau từ xanh, đỏ thẫm, tím, đen hay vàng.

Và trong mỗi quả cũng tùy loại mà có hạt hoặc không hạt.

Thịt quả có vị ngọt đặc trưng, mùi thơm nhẹ, dễ ăn.

Nho thường mọc quả theo chùm, mỗi chùm chứa từ 50 – 60 quả.

Xem thêm: cách trồng chanh dây trên sân thượng

Cách trồng nho trên sân thượng

Chuẩn bị dụng cụ, giống, đất trồng

Dụng cụ: Chậu, thùng xốp là hai dụng cụ được sử dụng nhiều khi trồng nho trên sân thượng. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng bao xi măng, xô,…

Chú ý, các vật dụng này cần có lỗ thoát nước, nhằm đảm bảo cây không bị ngập úng khi mưa xuống hay tưới quá nhiều nước. Đồng thời, chúng phải có chiều cao và chiều dài trên 50cm, để không gian rộng rãi cho bộ rễ của cây phát triển.

Giống: Có rất nhiều giống nho khác nhau, tùy vào sở thích của từng gia đình để lựa chọn giống nho phù hợp. Khi mua hãy lựa những cây giống có thân mập, lá xanh tốt tự nhiên, không có dấu hiệu mắc bệnh.

Đất trồng: Lựa chọn đất trồng nho phải là đất tơi xốp, thoát nước tốt, có độ pH dao động từ 5,5 – 7,5. Lưu ý, một tháng trước khi trồng cây cần tiến hành khử trùng đất bằng vôi bột, rồi phơi ải. Sau đó, đào hố với kích thước 40 x  40x 40cm, bón lót hố trồng bằng phân chuồng hoai mục (Phân bò, phân gà, phân trùn quế,…). Sau đó lấp đất đầy miệng hố.

Mật độ trồng

Mỗi một chậu, thùng xốp chỉ nên trồng một cây nho. Trồng quá nhiều cây sẽ còi cọc, không phát triển thậm chí là khô héo và chết.

Thời vụ trồng cây

Nho thường được trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch hàng năm khi điều kiện thời tiết thuận lợi thích hợp cho nho phát triển.

Tiến hành trồng nho

Một tháng sau làm đất, ta tiến hành trồng nho, bằng cách, đào một hố nhỏ trên hố to đã được bón lót có kích thước lớn hơn bầu ươm cây từ 3 – 4cm. Rạch bỏ lớp vỏ bầu (Làm nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu đất), đặt cây giống vào chính giữa hố, rồi lấp đất phủ kín mặt bầu. Sau đó, nén đất chặt xung quanh gốc nho nhằm giúp cây cố định không bị nghiêng ngả. Tiếp theo, tiến hành tưới nước ngay sau khi trồng.

Xem thêm: Cách trồng dưa lê tại nhà

Chăm sóc nho đúng cách

Làm lưới che cho cây

Tại sân thượng nhiệt độ cao, ánh nắng gay gắt, trong khi đó, cây con mới trồng chưa quen với môi trường mới, rễ chưa bám vào đất, khả năng hấp thụ và thoát nước còn kém. Ánh nắng gay gắt có thể làm cây khô héo, do đó, thiết kế lưới che nắng cho cây là cần thiết. Mỗi ngày vào buổi sáng sớm và chiều muộn khi thời tiết đã mát mẻ nên thu lưới cho cây nhận ánh sáng để quang hợp.

Tưới nước

30 ngày đầu mới trồng, mỗi ngày nên tưới nước 2 lần cho cây vào buổi sáng sớm và chiều đã râm mát. Sau đó, cứ 4 – 5 ngày, cung cấp nước tưới cho cây 1 lần. Có thể tăng lượng nước như ban đầu khi trời nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Làm giàn cho nho

Nên làm giàn cho nho với độ cao từ 1,8 – 2m để tiện chăm sóc, thu hái quả và đi lại. Trên sân thượng, gió lớn, vì thế, cần làm giàn chắc chắn, tránh trường hợp đổ, sập ảnh hưởng đến sự phát triển của nho, vừa tốn thời gian, công sức thiết kế lại giàn. Sau khi làm giàn xong, chọn ngọn khỏe nhất buộc nhẹ lên giàn để ngọn có thể leo lên.

Cắt tỉa cành cho cây

Việc cắt tỉa cành thường được thực hiện vào 3 vụ chính là vụ đông – xuân (Tháng 12 – 1), vụ hè – thu (Tháng 4 – 5), vụ thu – đông (Tháng 9 – 10).

Khi cắt tỉa cành, chỉ để lại 2 – 4 cành cấp 1, phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài khoảng 1m nên cắt bỏ ngọn để cây tạo cành cấp 2 (Hay còn gọi là cành quả). Và để lại từ 10 – 20 cành quả, còn lại sẽ được tỉa bỏ.

Xem thêm: cách trồng cây sơ ri trên sân thượng

Bón phân

Mỗi cây một năm nên bón 37kg phân chuồng + 4kg phân đạm + 2kg phân lân + 1kg KCL, số lượng phân này được bón thành 4 lần/năm.

Phòng trừ sâu bệnh

Nho thường mắc các bệnh như phấn trắng, mốc sương, sâu đục thân và cành, nhện đỏ hút nhựa, rầy, rệp hại cây. Quá trình chăm sóc, bạn cần chú ý nhận biết các loại bệnh để lấy thuốc phun phù hợp.

Đồng thời, định kỳ nên nhặt bỏ các cành khô, lá vàng, cắt tỉa cành sâu bệnh và vệ sinh xung quanh gốc cho nho.

Áp dụng cách trồng và chăm sóc nho như trên, bạn sẽ nhanh sở hữu một giàn nho xanh tốt, năng suất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *