Cây gió bầu là cây gì, tác dụng gì. Kỹ thuật trồng bầu gió đúng cách

Cây gió bầu là gì? Cây gió bầu có tác dụng gì? Cây gió bầu có trồng được ở miền Bắc không? Là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng Caycanh365 tìm hiểu về đặc điểm cũng như công dụng của loại cây gió bầu này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây gió bầu là cây gì?

Thông tin về cây gió bầu

Cây gió bầu tên khoa học là Aquilaria crassna có thân cao, lá dài, thân cây màu xám gióm trắng, rất dễ trồng và thích hợp với các khu vực có khí hậu nhiệt giói gió mùa, gỗ gió bầu rất mềm và có màu trắng, thường ra hoa kết trái vào mùa hè từ tháng 3 đến tháng 6.

Cây gió còn được gọi là cây trầm hương vì có khả năng tạo trầm trong điều kiện đặc biệt, trong quá trình phát triển gặp mưa bão hay các tác nhân ngoài tự nhiên làm thân cây bị thương, cây bị nhiễm một loại nấm mốc và tiết ra 1 chất nhựa thơm để kháng lại sự tấn công này. Qua hàng chục, trăm năm mà chất nhựa này tạo thành trầm hương.

Cây gió bầu có thể trồng được, dù kỹ thuật trồng phức tạp nhưng không phải không thể.

Cây gió bầu có đặc điểm gì?

Cây gió bầu có đặc điểm hình thái và sinh thái vô cùng đặc biệt. Đây là những lý gió tạo nên giá trị của loại cây này. Thông thường thân cây rất cao có thể đạt đến 40m.

Lá của cây gió bầu hay trầm hương thường có hình ovan, đường kính lá tầm 4 đến 6 cm. Lá có mặt nhẵn bóng, màu xanh đậm, có lông. Phần hạt khi chín có màu nâu và chứa nhiều dầu, có thể nảy mầm nhanh nếu gặp điều kiện hợp lý, hạt trữ càng lâu càng khó nảy mầm.  Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu bao gồm cả thân, quả, lá,…

Xem thêm: thời vụ trồng rau miền bắc

Cây gió bầu có trồng được ở miền Bắc không?

Cây gió bầu có thể trồng được, dù kỹ thuật trồng phức tạp nhưng không phải không thể trồng. Chính vì mang lại giá trị kinh tế cao nên có rất nhiều người mong muốn đổi đời bằng cách trồng cây gió bầu và tạo trầm hương.

Ở phía Bắc Việt Nam cây gió bầu gồm có 3 loại phổ biến là Aquilaria crassna (gió núi), Aquilaria banaensae (Gió Bà Nà) và Aquilaria baillonii (Gió Baillon) phân bố tại các địa bàn như: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc.

Cây gió bầu có tác dụng gì?

Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của cây gió bầu:

Thân cây lấy gỗ

Gỗ cây gió bầu được sử dụng để làm chất đốt hay hương nhang. Cụ thể, nhang được làm từ cây gió bầu hoàn toàn tự nhiên, không có hoá chất độc hại, khi đốt toả ra mùi tinh dầu thơm ngọt. Nhang vừa tác động tích cực tới sức khoẻ con người, vừa mang ý nghĩa phong thuỷ tâm linh đặc biệt. Đốt hương nhang được xem là thể hiện lòng thành kính và nhớ thương những người đã khuất.

Tạo trầm hương

Trầm hương là món quà tinh túy được tạo ra từ loại cây này. Đây được xem là công dụng nổi bật của cây gió bầu. Trầm hương là gỗ từ gió bầu, để nguyên khối hoặc chế biến thành các sản phẩm như vòng trầm hương, tinh dầu trầm hương, nhang trầm,…

Chưng cất tinh dầu

Tinh dầu có nhiều tác dụng như an thần, hỗ trợ giấc ngủ, giảm bớt lo âu và căng thẳng. Nó được xem là thần dược đối với sức khỏe tinh thần của con người.

Cây gió bầu được biết đến với loại cây mang tinh dầu ở khắp các bộ phận của cây như lá, thân, rễ, quả,… Thông thường với 3800 kg nguyên liệu khô hoặc 5500 kg nguyên liệu tươi sẽ chưng cất được 1 lít tinh dầu.

Xem thêm: thời vụ trồng đậu đen ở miền bắc

Điều kiện để cây gió bầu sinh trưởng tốt

Để cây gió bầu phát triển và sinh trưởng tốt thì môi trường xung quanh cần đáp ứng các điều kiện cần và đủ như sau:

Về thời tiết

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25 độ C, lượng mưa từ >1500mm/năm tránh lụt úng trên 1 giờ, độ ẩm khoảng >80%.

Về đất đai

Đất ẩm, tơi xốp, độ dày tầng đất trên 40cm,nhiều mùn. Cây sinh trưởng không tốt trên các loại đất đá vôi, cát hoặc ngập úng.

Về bệnh hại thường gặp

Một số bệnh thường gặp ảnh hưởng đến cây gió bầu nên chú ý: Lở ở cổ rễ, thối thân, cháy lá, phấn trắng, sâu ăn lá, sâu đục thân,… cách khắc phục là sử dụng các loại thuốc đặc trị để hạn chế tác nhân của sâu bệnh.

Mật độ trồng lý tưởng nhất là mỗi hàng sẽ cách nhau 5m và mỗi hạt sẽ cách nhau 3 đến 4m.

Kỹ thuật trồng cây gió bầu đạt năng suất cao

  • Chọn cây giống: Có thể trồng cây từ hạt hoặc là cây gió bầu giống đã ươm, có thể trồng bất kỳ thời gian nào trong năm. Sau khoảng 3 đến 5 năm cây sẽ cho ra hoa và quả.
  • Mật độ trồng lý tưởng nhất là mỗi hàng sẽ cách nhau 5m và mỗi hạt sẽ cách nhau 3 đến 4m. Hố nên đào theo kích thước 25x25x25, bầu cây cách mặt đất 5m.
  • Trong giai đoạn đầu nên tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho cây sinh trưởng. Với  những cây gió bầu từ 2 năm tuổi trở lên cần được tưới 2 lần 1 tháng. Khi cây đã lớn hơn thì không cần phải tưới thường xuyên nữa.
  • Cắt tỉa 2 lần 1 năm và xới đất 2 đến 3 lần 1 năm.

Xem thêm: thời vụ trồng khoai sọ ở miền bắc

Cách tạo trầm từ cây gió bầu

Trong tự nhiên cây gió bầu có thể tạo trầm từ các tác động của môi trường như côn trùng, điều kiện nắng gió,… Đối với cây trồng nhân tạo người trồng có thể tạo trầm bằng cách khoan vào thân cây sau đó bôi dung dịch hoá học và sinh học chuyên dụng để tạo trầm.

Tuy nhiên thực trạng hiện nay đã cho thấy có rất nhiều người trồng trầm vỡ mộng vì đầu tư trồng cây gió bầu lại không thể tạo ra trầm do sai kỹ thuật hoặc điều kiện không thích hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cây gió bầu cũng như những tác dụng tuyệt vời của loại cây này mà Caycanh365 đã tổng hợp được. Nếu bạn có thắc mắc gì cần được giải đáp về cây gió bầu, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *