Đặc điểm và hướng dẫn cách trồng cây lộc vừng

Vừa là loại cây trang trí bắt mắt vừa là cây tạo bóng mát và có ý nghĩa về mặt phong thủy cây lộc vừng được ưa trồng ở nhiều nơi khác nhau như cổng nhà, sân vườn, trong công viên, các hạng mục công trình công cộng.

Ý nghĩa, công dụng cây lộc vừng và trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không?

Cây lộc vừng có tán rộng, đẹp từ thân cành, dáng thế đến sắc hoa, cây lộc vừng được trồng làm cảnh và tạo bóng mát.

Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng thanh lọc không khí, mang lại không gian sống trong lành, mát mẻ.

Không những thế, theo nhiều nghiên cứu khoa học, các bộ phận của cây lộc vừng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh sởi, trị hen suyễn, ho, chữa nhức răng, điều trị tiêu chảy, đau bụng và là loại thảo dược chống viêm loét dạ dày, tá tràng, kháng nấm, giảm đau hiệu quả.

Lộc vừng thuộc nhóm cây tứ quý. Lộc có nghĩa là tài lộc, vừng có nghĩa là nhỏ nhưng nhiều. Về mặt phong thủy cây lộc vừng tượng trưng cho tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Hoa của chúng có màu hồng tươi tắn mang lại niềm vui, hỷ sự. Vì thế, bạn có thể trồng trước nhà mà không lo kiêng kỵ, sai phạm về phong thủy. Và trở thành loài cây ngoại cảnh được lựa chọn làm quà tặng tân gia, khánh thành, thăng chức,…

Xem thêm: cách trồng cây hoa đậu biếc

Các loại cây lộc vừng và cách nhận biết

Dựa vào màu sắc hoa và tiết diện ngang của quả mà người ta chia cây lộc vừng thành 3 loại chính.

Thứ nhất, rau vừng hay cây chiếc

Chúng có tên khoa học là Barringtonia Asiatica, có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cây chiếc thích hợp với khí hậu ở ven biển Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.Loại lộc vừng này có khả năng chịu hạn, chịu mặn rất tốt và thường sử dụng vào mục đích chính là trang trí, lấy bóng mát. Tiết diện ngang của quả có hình hộp riêng biệt.

Thứ hai, cây lộc vừng hoa đỏ

Với đặc điểm hoa có màu đỏ, tiết diện ngang của quả có hình tròn và được sử dụng rộng rãi trong y học.

Thứ ba, lộc vừng hoa chùm

Hoa của chúng có màu trắng hoặc phớt hồng, có dạng chiếc chùm, cũng giống như cây lộc vừng hoa đỏ, tiết diện ngang của quả có hình tròn.

Các thế cây lộc vừng

Cây lộc vừng có nhiều cành, nhánh, dễ sửa, dễ uốn, bộ rễ đẹp, do đó, bên cạnh thế cây thẳng đứng truyền thống thì các nghệ nhân lựa chọn lộc vừng làm cây bonsai trưng bày ở phòng khách, văn phòng, cơ quan,… khá đẹp mắt và sang trọng.

Những thế cây lộc vừng bonsai được ưa chuộng như ngũ thân bonsai, thân đôi bonsai, chổi ngược bonsai, cây trôi biển bonsai, dáng cây quân tử bonsai, bán thác bonsai, nghịch suy phong bonsai, gỗ lụa bonsai, long giang bonsai, thế nghiêng bonsai,… Mỗi thế cây có nét đẹp riêng biệt và được bán với giá rất cao.

Xem thêm: cách trồng cây tầm xuân trên sân thượng

Hướng dẫn chi tiết cách trồng cây lộc vừng vừa mới bứng

Những lưu ý khi trồng cây lộc vừng

Đặt cây lộc vừng đúng hướng: Cây lộc vừng có lực từ trường mạnh, vì thế, trước khi bứng cây đến nơi khác trồng, chúng ta cần chú ý quan sát cây đang hướng về phía nào. Nếu nhánh cây hướng về phía Đông thì ở điểm trồng mới cần đặt đúng hướng Đông và ngược lại đối với các hướng khác. Có như vậy, lộc vừng mới dễ thích nghi với môi trường mới, phát triển tốt.

Loại bỏ các cành thừa trên cây: Khi bứng lộc vừng nên cắt bỏ bớt các cành và lá trên cây, điều này, vừa giúp chúng ta dễ dàng khi di chuyển cây đến nơi khác vừa giúp cây hạn chế sự thoát nước, dẫn đến khô, héo, trồng cây không mang lại hiệu quả.

Cắt tỉa rễ: Dùng dao sắc tỉa bớt rễ xung quanh, lưu ý quá trình cắt không làm trầy xước, dập nát ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, độ bám của cây sau này.

Thời vụ trồng cây lộc vừng: Mặc dù có khả năng chịu hạn, chịu nhiệt tốt nhưng nên trồng cây vào thời điểm đầu mùa thu hay mùa xuân khi thời tiết mát mẻ, ít nắng gắt.

Lựa chọn vị trí trồng: Nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, có lượng ánh sáng phù hợp, không nên trồng ở những nơi bị che khuất bởi các cây to hay những nơi thấp trũng. Khi mưa nước không thoát được sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng, cây sẽ chết.

Chuẩn bị đất: Muốn cây phát triển tốt nên trồng cây ở đất tơi xốp, độ ẩm và độ pH thích hợp, có khả năng thoát nước tốt, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

Sử dụng thuốc kích thích mọc rễ: Để cây bám đất nhanh, tốc độ sinh trưởng mạnh nên dùng thuốc kích thích mọc rễ thay vì dùng phân bón. Vì cây mới trồng, chưa có rễ mới, bón phân sẽ khiến rễ cây bị thối rữa.

Xem thêm: Hướng dẫn trồng hoa dâm bụt

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng

Đào hố có kích thước phù hợp với gốc cây lộc vừng mới bứng. Dùng dao sắc rạch bỏ vỏ bầu, nhấc cây đặt nhẹ nhàng xuống hố. Tiến hành lấp đất và nén chặt xung quanh gốc.

Sau trồng nên làm trụ đỡ xung quanh bằng gỗ chắc chắn để cố định lộc vừng, tránh trường hợp gió lớn cây bị lung lay và đổ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Và đừng quên tưới nước thường xuyên cho cây. Độ ẩm phù hợp sẽ giúp cây nhanh ra rễ mới, nhú mầm.

Ngoài ra, bạn có thể nhân giống lộc vừng bằng cách gieo hạt, chiết cành. Dù là cách nào, bạn cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, kỹ thuật trồng lộc vừng, có như vậy bạn mới nhanh chóng sở hữu cây xanh tốt cho không gian sống của mình.

Mua cây lộc vừng ở đâu?

Nắm bắt được xu hướng chuộng cây lộc vừng làm cảnh, hiện nay trên thị trường, có rất nhiều địa chỉ bán hạt giống cây lộc vừng, cây lộc vừng con hay những cây lộc vừng bonsai với các thế cây và giá thành khác nhau. Bạn có thể tìm đến cửa hàng, đơn vị uy tín ở gần nơi bạn sống, được nhiều người yêu cây cảnh lựa chọn để được tư vấn và sở hữu cây lộc vừng đúng mong muốn.

Xem thêm: hướng dẫn trồng cây tigon

Những thông tin khái quát trên đây Caycanh365.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc tính, ý nghĩa của của cây lộc vừng và mách bạn chi tiết cách trồng cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *