Hướng dẫn cách trồng cây tầm xuân trên sân thượng cực kỳ đơn giản

Cây tầm xuân là cây cảnh thân leo, thường được trồng ở hàng rào, cổng nhà, trước hiên, cửa sổ, ban công hay sân thượng. Loại cây này không chỉ dùng để làm cảnh, lấy bóng mát mà đây còn là dược liệu quý với nhiều tác dụng như trị táo bón, chảy máu cam, nhọt độc, bỏng, khó tiểu, nôn ói,…

Để có được cây hoa tầm xuân đẹp, xanh tốt, nhiều hoa, bạn cần nắm được các kỹ thuật và chăm sóc cây dưới đay mà Caycanh365 sẽ chia sẽ:

Đặc điểm cây tầm xuân

Đặc điểm hình thái

Tầm xuân thuộc dạng thân leo, cây mọc thành bụi, toàn thân có nhiều gai nhỏ và nhọn. Chiều cao lên tới 5 – 10m. Thân khi còn non có màu xanh, khi già chuyển thành màu nâu xám.

Loại cây cảnh này là lá kép, nhỏ dài hình bầu dục, có 5 – 7 lá chét.

Hoa đơn tính, mọc thành chùm, có màu tím, đỏ, trắng (Tùy loại giống), mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu, hoa có 5 cánh, đường kính từ 6 – 8cm. Hoa thường nở vào tháng 4 – 5 dương lịch hàng năm.

Quả cây tầm xuân hình cầu dẹt, màu đỏ gạch, đường kính từ 1 – 2cm.

Đặc điểm sinh thái

Cây tầm xuân là loại cây khó trồng, ưa sáng, chịu được lạnh, nhiệt độ sinh trưởng dao động từ 15 – 25 độ C. Có thể chịu hạn nhưng không chịu ngập úng.

Xem thêm: các loại cây trồng trên sân thượng

Cách trồng cây tầm xuân trên sân thượng

Chuẩn bị vật dụng

Cây tầm xuân trồng ở ban công, sân thượng thường được trồng trong chậu vừa có tính thẩm mỹ cao vừa giúp cây có không gian rộng phát triển. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tận dụng thùng xốp, xô,…

Thời vụ trồng cây

Thời vụ trồng tầm xuân là tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm. Thời điểm này, có mọi yếu tố thích hợp để cây phát triển tốt nhất và sai hoa.

Chọn đất

Chọn đất thịt nhẹ giàu mùn, tơi xốp. Trước khi trồng cần làm đất kỹ, bón lót nhiều phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục.

Nếu trồng ít, để tiết kiệm thời gian làm đất, bạn nên mua sẵn đất trồng cây cảnh bởi các loại đất này sạch và nhiều dinh dưỡng, đạt tiêu chuẩn.

Chuẩn bị giống

Chọn những cành không có dấu hiệu sâu bệnh, tròn đều, có từ 2 – 3 mầm ngủ nổi rõ, phát triển đều để tiến hành giâm cành.

Chuẩn bị giàn cho cây leo

Để không gian sân thượng trở nên đẹp mắt, bạn nên thiết kế giàn cho cây leo. Bạn có thể làm giàn bằng tre, nứa, thanh gỗ hoặc sắt nhưng giàn phải chắc chắn tránh gió làm lung lay hay quật đổ làm ảnh hưởng đến thân cây, khiến cây phát triển kém và hạn chếcác tai nạn xảy ra ngoài ý muốn.

Xem thêm: cách trồng cây cóc thái trên sân thượng

Cách trồng cây tầm xuân trên sân thượng

Khi đã chọn được cành giâm, tiến hành cắt bỏ phần ngọn non và gốc già, chỉ để lại một đoạn cành bánh tẻ với kích thước từ 20 – 25cm. Lưu ý, nên dùng dao sắc, đã qua khử trùng để tránh làm xước xát hom khiến hom mất nước và nhiễm khuẩn.

Đổ đất gần đầy với miệng chậu, cắm hom nghiêng 45 độ, sâu 5cm. Mỗi chậu chỉ nên cắm 1 – 2 hom. Lấy tay nén chặt đất rồi lấy rơm rạ hoặc lá khô phủ xung quanh gốc nhằm giữ ẩm cho cây. Sau trồng tưới nước phun sương nhẹ nhàng.

Ngoài nhân giống cây tầm xuân bằng phương pháp giâm cành, bạn có thể trồng loại cây cảnh này bằng phương thức gieo hạt hay chiết ghép. Tùy vào sở thích của mỗi người mà thực hiện phương pháp nhân giống khác nhau.

Bên cạnh đó,mua sẵn cây con tại các vườn ươm cây giống, cửa hàng bán cây giống gần nơi bạn sinh sống cũng là một giải pháp. Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm, chọn lọc cây tầm xuân mập mạp, chất lượng.

Cách chăm sóc cây tầm xuân xanh mướt, sai hoa

Tưới nước

Như đã nói ở trên, đặc tính của cây hoa tầm xuân là có thể chịu hạn nhưng không chịu được ngập úng. Chính vì thế, trong quá trình chăm sóc bạn cần chú ý cung cấp nước tưới cho cây theo điều kiện thời tiết. Ngưng tưới nước vào ngày mưa, bổ sung nước đầy đủ khi thời tiết khô, trời nắng nóng ít nhất mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều đã râm mát, không tưới nước cho cây vào buổi trưa sẽ khiến cây bị sốc nhiệt, chết héo.

Bón phân

Tầm xuân không cần quá nhiều phân bón. Mỗi năm, định kỳ 3 – 4 lần bạn nên bổ sung phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ bằng cách pha loãng với nước tưới vào gốc cây hoặc rạch rãnh xung quanh gốc cây, cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Tỉa cành

Loại cây thân bụi này phân nhiều nhánh, nhiều cành. Vì thế, bạn cần tỉa bớt cành nhỏ, mỗi khóm giữ lại từ 7 – 8 cành dài, mập mạp giúp dinh dưỡng tập trung cho những cành còn lại, nâng cao chất lượng cành, giúp cây khỏe mạnh, sức đề kháng cao, ít bị sâu bệnh hại và đẹp hơn, cho số lượng hoa nhiều hơn, hoa to hơn.

Xem thêm: Cách trồng cỏ may mắn

Phòng trừ sâu bệnh

Khi cây còn non chú ý phòng trừ sâu cuốn lá, rệp muội và bệnh thối gốc, sâu đục thân bằng cách nhổ bỏ cỏ dại, xới xáo đất định kỳ và có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học loại bỏ bệnh cho cây. Trường hợp cây mắc bệnh nặng, bạn nên ghé tiệm thuốc bảo vệ thực vật để được tư vấn và lấy thuốc phun phù hợp.

Áp dụng cách trồng và chăm sóc Cây tầm xuân, chắc chắn chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ có ngay một giàn tầm xuân xanh mướt, hoa sai trĩu là nơi thư giãn cho cả gia đình sau ngày làm việc và học tập căng thẳng, mệt mỏi rồi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *