Hướng dẫn trồng hoa dâm bụt cho HOA ĐẸP BỐN MÙA

Cây hoa dâm bụt hay còn được gọi là cây bông bụp  khá phổ biến ở các làng quê Việt Nam, ta có thể bắt gặp cây dâm bụt mọc dại bên đường, cây dâm bụt bên hàng rào, sân nhà,…Với những đặc điểm nổi bật như bông hoa to, màu sắc rực rỡ tạo cảnh quan tươi mát, trong lành cho không gian sống và làm việc của bạn, cùng với khả năng dễ sống, không cần chăm bón nhiều những năm qua hoa râm bụt đang được ưa chuộng hơn so với các loại hoa khác.

Mặc dù là loại cây cảnh khá phổ biến nhưng không phải người chơi hoa nào cũng nắm được cách trồng và chăm sóc cây hoa dâm bụt đúng quy chuẩn giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ. Dưới đây caycanh365.com sẽ hướng dẫn chi tiết cho những ai đang có ý định trồng hoa dâm bụt.

Lựa chọn môi trường trồng cây dâm bụt 

Môi trường sống rất quan trọng, là một trong những điều kiện quyết định cây có thể sống lâu và phát triển mạnh hay không.

Đầu tiên, người trồng cần lưu ý đến ánh sáng. Cây dâm bụt là loại cây ưa sáng, do đó, cần lựa chọn những vị trí có lượng ánh sáng nhiều, thoáng gió, như vậy cây có thể quang hợp, hấp thụ năng lượng tốt cho lá xanh, cây khỏe mạnh, hoa bung nở kích thước lớn.

Thứ hai là nhiệt độ, nhiệt độ để cây phát triển tốt nhất dao động trong khoảng từ 15 – 30 độ không quá lạnh, cũng không quá nóng, cây có thể chết nếu ở trong nhiệt độ không thích hợp.

Xem thêm: các loại cây trồng trên sân thượng

Lựa chọn đất trồng và chậu trồng hoa dâm bụt

Cần chọn những đất trồng tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt sẽ giúp cây phát triển ổn định, khỏe mạnh, ít sâu bệnh hại, nở hoa với số lượng nhiều và kích thước to. Ngoài lựa chọn đất trồng, chúng ta cũng cần phải chú ý đến chậu trồng thích hợp, chọn chậu có chất liệu tốt, hạn chế nứt vỡ; chậu có kích thước vừa phải cho bộ rễ của cây sinh trưởng mạnh nhất không bị vướng mắc và cuối cùng là có các lỗ thoát nước.

Thời điểm trồng cây dâm bụt

Cây dâm bụt rất dễ sống, tuy nhiên, người yêu hoa cũng cần phải lựa chọn đúng thời điểm thích hợp để tiến hành trồng cây; điều này giúp cây thích nghi với “cuộc sống mới” và sinh trưởng tốt nhất. Và Thời điểm tốt nhất để trồng cây hoa dâm bụt là vào mùa xuân và đầu mùa hè, tầm tháng 5 và tháng 9

Trồng cây hoa dâm bụt

Cách trồng cây dâm bụt bằng hạt:

Khi đã lựa chọn được hạt giống hoa dâm bụt chắc mẩy, không nấm mốc, ta tiến hành ngâm hạt trong nước sạch khoảng 40 phút đến 1 giờ đồng hồ, sau đó, tiến hành gieo trên đất đã chuẩn bị. Tiếp theo, rải một lớp đất mỏng khoảng 1cm lên hạt đã gieo và tưới nước dạng phun sương vào vị trí này ngay sau đó, như vậy, hạt sẽ mau chóng nảy mầm.

Khi cây đang phát triển, người trồng có thể cắt tỉa tạo thế cho cây, biến những cây dâm bụt thông thường thành cây dâm bụt bonsai lạ mắt.

Cành được chọn giâm phải là cành mập mạp, khỏe mạnh, không bị sâu đục thân hay nấm mốc và tuổi cây phải khoảng 2 năm trở lên. Cắt thành từng đoạn với chiều dài từ 15 – 20cm, tuốt bớt lá trên cành chỉ để lại từ 3 – 4 lá. Lưu ý, lựa chọn dao chuyên dụng sắc bén để cắt, tránh làm tổn hại cho cây; nên cắt vào giữa cành, cách chồi non khoảng 2 gang tay và hãy bôi vôi vào các vết cắt việc làm này giúp tránh các vi khuẩn gây hại cho cành giâm cũng như cây mẹ.

Tiếp theo, đem cắm cành giâm xuống đất đã được chuẩn bị sẵn và tưới nước ngay cho chúng với độ ẩm vừa phải. Khi mới giâm, nên có các vật dụng che chắn nắng trực tiếp chiếu vào cành giâm cho đến khi chúng mọc rễ và mọc chồi non.

Cách ghép cây dâm bụt:

Ngoài hai cách phổ biến trên người ta còn ghép cây hoa dâm bụt. Cũng giống như ghép các loại cây khác, chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ ghép cây như dao ghép, băng keo, nilon; chuẩn bị gốc ghép và giống giống ghép đạt tiêu chuẩn.

Ta có thể lựa chọn các loại cây dâm bụt để ghép với nhau như ghép hoa dâm bụt kép với hoa dâm trắng hay hoa dâm bụt Nhật với hoa dâm bụt Thái và bông bụp Đà Lạt với các loại hoa dâm bụt khác. Sau đó, tiến hành các thao tác sau:

Dùng dao ghép rạch 2 đường song song với chiều dài của gốc ghép, mỗi đường dài 1cm và cách nhau từ 6 – 7mm. Và rạch tiếp đường ngang phía dưới 2 đường dọc tạo thành hình chữ U. Tiếp theo, lấy rao cắt mắt mầm ưng ý trên cành ghép cho vừa với đường cắt ở gốc ghép (Hay còn gọi là “cửa sổ). Sau đó, cho mầm vào “cửa sổ”, ép nhẹ cho chúng ôm sát nhau, đậy nắp cửa sổ lại, dùng nilon và băng keo quấn với độ chặt vừa phải. Sau ghép từ 2 – 3 tuần, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và khoảng vài tháng sau mắt ghép nảy mầm, như thế ta đã có được một cây dâm bụt giống mới.

Xem thêm: cách trồng cây hoa đậu biếc

Cách chăm sóc cây hoa dâm bụt

Mỗi ngày nên tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần, tùy thuộc vào thời tiết nắng nóng hay mưa nhiều. Đặc biệt, thời điểm cây ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, do vậy, mức độ tưới cũng cần được tăng lên.

Nếu trồng hoa dâm bụt trong chậu để đặt ở văn phòng, phòng khách thì mỗi ngày nên đưa cây ra ngoài đón ánh nắng mặt trời và ngược lại vào mùa đông nếu thời tiết quá lạnh dưới 15 độ chúng ta không nên di chuyển chậu cây bông bụp ra ngoài.

Bên cạnh đó, mỗi 1 tháng/lần cần bón phân cho cây nhằm cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu để cây “nuôi sống bản thân” tốt nhất. Với những vị trí đất giàu chất dinh dưỡng, người trồng có thể 2 – 3 tháng bón phân cho cây 1 lần.

Cây hoa dâm bụt rất dễ mắc các bệnh đốm lá, bệnh nhiễm than, sâu ăn lá, bệnh nhện đỏ,… làm cho lá xoăn và nhỏ lại, dần dần cây sẽ còi cọc, thậm chí sẽ chết nên chúng ta cần theo dõi, nắm bắt các loại bệnh để lấy thuốc điều trị đúng bệnh một cách triệt để. Chú ý, khi sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho dâm bụt cần phải đọc kỹ và tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng để đạt hiệu quả cao, giúp cây phục hồi nhanh.

Xem thêm: cách trồng cây cóc thái trên sân thượng

Và quá trình chăm sóc, người trồng cần áp dụng cách tỉa hoa dâm bụt đúng quy trình, đúng thời điểm. Định kỳ mỗi tháng 1 lần tiến hành cắt tỉa lá úa vàng, cành chết, cành già cho cây, điều này giúp cây thông thoáng hơn, tiếp tục phát triển chồi non và phòng sâu bệnh hại làm tổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *