Cách trồng hoa giấy ra hoa quanh năm

Là loại thân leo, mềm mại, thanh thoát, màu sắc hoa đa dạng, nhẹ nhàng, bắt mắt nhưng sang trọng đáp ứng mọi sở thích của người trồng, cây hoa giấy được ưa trồng ở các vị trí đắc địa như cổng nhà, hàng rào, ban công, sân vườn trang trí cho không gian thêm thơm mát, tươi đẹp. Vậy cách trồng hoa giấy ra nhiều hoa, phát triển tốt phải áp dụng quy trình, kỹ thuật nào, chăm sóc ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhanh nội dung dưới đây.

1.Vị trí, thời điểm trồng hoa giấy và chuẩn bị đất trồng hoa giấy

Đây cũng là một trong những phương pháp trong cách trồng hoa giấy bonsai, cách trồng hoa giấy 5 màu, hoa giấy Vạn Hoa Lầu, hoa giấy hai màu và những loại hoa giấy khác.

Lựa chọn vị trí

Cây hoa giấy không ưa lạnh, có khả năng chịu hạn, khô cằn tốt nên khi trồng cần chọn những vùng đất có lượng ánh sáng thích hợp, không bị khuất bởi các loại cây to, quá râm mát. Chọn nơi có nhiệt độ dao động từ 20 – 28 độ C, không quá nóng cũng không quá lạnh.

Tùy vào sở thích mỗi người và diện tích gia đình mà có thể lựa chọn trồng hoa giấy ở ban công, trồng hoa giấy trong sân vườn, bên cạnh bờ rào; là loại thân leo, mềm, nhiều người đã trồng loại cây này trước cổng để làm thành cổng hoa giấy tạo sự thẩm mỹ cao.

Xem thêm: cách trồng cây hoa đậu biếc

Thời điểm thích hợp và chuẩn bị đất trồng cây hoa giấy

Thời vụ tốt nhất tiến hành trồng hoa giấy là vào mùa xuân hoặc mùa thu, khi thời tiết đã mát mẻ, ít mưa. Còn về đất trồng,  nên chọn loại đất pha cát hoặc ta có thể pha đất với tỷ lệ 3 phần đất màu, 1 phần pha cát, 1 phần trấu và 1 lượng nhất định phân chuồng hoai mục, hãy trộn đều chúng với nhau trước khi trồng và đảm bảo đất hỗn hợp này dày khoảng 30cm. Đây là nguồn dinh dưỡng đảm bảo nhất cung cấp cho cây sinh trưởng mạnh mẽ.

2.Cách trồng cây hoa giấy

Cách trồng hoa giấy bằng cành

Chọn những cành đã có 1 – 2 tuổi, mập mạp, không bị sâu đục thân hay bị các loại bệnh khác. Cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 20 cm, có 2 – 4 mắt ngủ theo, phía gốc cắt vát và bằng ở đầu.

Lưu ý, cần dùng dao sắc cắt nhanh gọn, không làm trầy xước các vết cắt. Sau đó, bôi vôi vào mặt cắt và buộc kín ngọn bằng nilon, việc làm này giúp cành giâm chống nhiễm khuẩn, không thoát nước làm khô cành giâm.

Khi giâm cành hoa giấy già vào các vật thể  như chậu, xô,…cần đặt cành giâm vào chính giữa, độ sâu khoảng 10 – 15cm với góc nghiêng 15 độ, mỗi chậu chỉ nên đặt 1 cành giâm. Nếu giâm cành trực tiếp ngoài đất liền thì cần phải lên luống cao, có rãnh thoát nước, mỗi cành giâm cách nhau từ 25 – 30cm.

Những cành được giâm cần được che nắng bằng các lưới che thông dụng hoặc đặt vào sát gốc cây to, có bóng mát, tưới lượng nước vừa phải.

Quan sát khi thấy cành giâm ra rễ và đã nảy mầm nên đưa cây ra vị trí có nhiều ánh nắng mặt trời khoảng 1 – 2 tuần sau là có thể đưa cây đi trồng.

Xem thêm: Hướng dẫn trồng hoa dâm bụt

Cách ghép cành hoa giấy

Bên cạnh những loại cây hoa giấy hai màu, năm màu thường gặp thì để sở hữu loại cây hoa giấy nhiều màu tự nhiên, người trồng có thể tiến hành lựa chọn các cành và gốc hoa giấy khác nhau đạt tiêu chuẩn để chiết ghép với nhau.

Dùng lưỡi lam hoặc dao chuyên dụng cắt bỏ phần ngọn của các tược mới ra trên gốc ghép, chỉ để lại phần gốc dài chừng 10 – 15cm. Còn về cành ghép thì chọn các cành bánh tẻ, dài khoảng 7 – 10cm, bỏ hết các lá trên đoạn thân này. Khi đã có đủ cả cành và gốc ghép, ta cắt vạt xéo một nhát 2cm từ trên xuống tạo thành miệng ghép ở gốc ghép tại vị trí cách gốc 3 – 4cm.

Và cắt vạt xéo hai nhát ở hai phía đối diện phần gốc của cành ghép tạo thành hình nêm và kích thước cũng dài 2cm. Sau đó, luồn phần hình nêm của cành ghép vào miệng của gốc ghép, rồi lấy nilon quấn quanh đoạn này với độ chặt vừa phải. Cuối cùng che nắng hoặc đưa cây ghép ra chỗ râm mát. Để trong vòng 15 – 20 ngày, quan sát thấy cành ghép nảy tược mới thì tháo bỏ nilon. Tùy vào cách thức chăm sóc và điều kiện thời tiết mà sau ghép 4 – 6 tháng cây ra hoa với đủ màu sắc tím đậm, tím nhạt, vàng, trắng, hồng cánh sem, đỏ lợt,…

Xem thêm: cách trồng tử đằng trên sân thượng

Cách chăm sóc cây hoa giấy

Phân bón

Nếu được trồng trong vị trí đất giàu chất dinh dưỡng thì mỗi năm chỉ cần 1  – 2 lần bón phân cho cây, đặc biệt là trước thời điểm cây ra hoa, vì lúc này, cây cần bổ sung các khoáng chất thiết yếu. Ngược lại nếu trồng cây ttrong môi trường đất nghèo chất dinh dưỡng thì nên bón thúc cho cây 3 – 4  lần/năm.

Nước tưới

Như đã đề cập ở trên, chỉ nên tưới với lượng nước vừa đủ cho cây, không nên tưới quá đậm hoặc quá nhiều sẽ khiến hoa giấy bị ngập úng dẫn đến tình trạng cây bông giấy bị vàng lá, thậm chí rễ bị thối và cây sẽ chết.

Tỉa cành, lá cho cây định kỳ

Việc làm này cũng khá quan trọng, giúp người trồng loại bỏ các lá úa, cành hoai mục để sâu bệnh không phát triển và tạo sự thông thoáng cho cây, các cành nhận được lượng ánh sáng vừa đủ sẽ mập mạp, khỏe mạnh hơn.

Phun thưốc cho cây

Định kỳ 2 – 3 tháng/lần nên phun thuốc trừ sâu bệnh hại cho hoa giấy, trường hợp, cây đã mắc sâu bệnh nặng thì 2 lần/1 tháng tiến hành phun.

Xem thêm: cách trồng cây tầm xuân trên sân thượng

Chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, kỹ thuật trên là cách duy nhất để cây hoa giấy ra nhiều hoa, sinh trưởng và phát triển tốt. Học theo cách này, bạn hoàn toàn có thể tự trồng cây hoa giấy tại nhà và chăm sóc cho cây đúng chuẩn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *