Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là món ăn có hương thơm đặc biệt và nhiều chứa số lượng lớn các chất có lợi cho sức khỏe, ăn nấm hương có thể bổ sung sắt, giải độc và bảo vệ gan, phòng chống bệnh ung thư.
Do đó, trồng nấm xuất khẩu hoặc trồng nhỏ lẻ ở các hộ gia đình tự phục vụ đồ ăn nhưng không mấy ai thành công, bởi nấm hương không dễ sống, dễ sinh trưởng như các loại rau, củ, quả khác. Vì thế, quá trình trồng chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, kỹ thuật.
Dưới đây là một vài gợi ý tự trồng nấm hương tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện.
Khái quát về đặc tính sinh học của nấm hương
Nấm hương thích hợp trồng ở nơi có khí hậu ôn đới. Nhiệt độ trung bình để nấm sinh trưởng, phát triển từ 15 – 26 độ C; độ ẩm cơ chất đạt 65 – 70%; độ ẩm không khí nhỏ hơn 80%; độ pH trung tính.
Mua giống nấm hương
Muốn có nguồn phôi nấm hương đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng bạn nên liên hệ hoặc đến trực tiếp các địa chỉ uy tín.
Muốn mua phôi nấm ở Hà Nội, bạn có thể tìm mua tại Trung tâm công nghệ sinh học thực vật Viện di truyền nông nghiệp, viện di truyền Nông nghiệp.
Ở phía Nam, bạn có thể liên hệ với khoa Sinh học Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, bạn có thể mua trang trại nấm ở Thái Nguyên, Trung tâm giống nấm Bắc Giang, Trung tâm giống nấm Văn Giang Hưng Yên hoặc Trung tâm giống cây trồng thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các tỉnh, thành,… cùngcác cơ sở trồng nấm hươnguy tín khác.
Cách trồng nấm hương trên mùn cưa
Người trồng phải thực hiện đúng quy trình trồng nấm hương trên mùn cưa mới có thể mang lại hiệu quả, năng suất tốt nhất.
Lựa chọn mùn cưa trồng nấm hương
Không phải giá thể nào cũng có thể sử dụng để trồng nấm đông cô, do đó, chúng ta cần lựa chọn kỹ lưỡng, với giá thể là mùn cưa ta có thể tìm mua chúng ở những nơi bán mùn cưa trồng nấm hoặc tự tạo. Dù là mùn nào cũng phải đảm bảo không có tinh dầu, không có các độc tố, không bị mốc và chứa các thành phần gây hại khác.
Cách ủ mùn cưa và thanh trùng mùn cưa
Trước khi trồng, thực hiện ủ mùn cưa trồng nấm từ 4 – 6 ngày và được đảo 1 – 2 lần. Xử lý loại bỏ các vi khuẩn gây hại bằng cách trộn 3% bột nhẹ hoặc 1,5% vôi bột, rồi đem đóng hỗn hợp này trong các túi nilon chịu nhiệt, nút các túi bằng ống nhựa và bông. Sau đó, thanh trùng các bịch này bằng cách đem hấp trong thùng phuy hoặc lò hấp chuyên dùng từ 10 -12 giờ đồng hồ ở nhiệt độ 100 và 120 độ C với lượng giờ từ 3 – 4 tiếng.
Sau khi thanh trùng xong, các bịch mùn cưa được đặt trong phòng sạch đã được khử trùng, đảm bảo an toàn, để nguội trong thời gian nhất định.
Cấy giống nấm
Tiếp theo, tiến hành cấy giống trong tủ cấy vào các bịch giá thể đã được vô trùng. Thông thường 400g giống nấm đông cô sẽ cấy được từ 20 – 25 bịch mùn cưa.
Ươm bịch mùn cưa đã cấy giống nấm
Các bịch mùn cưa đã cấy giống nấm sẽ được chuyển vào các giàn trong nhà ươm thoáng mát, đạt tiêu chuẩn về độ sạch, không có ánh sáng và nhiệt độ dao động từ 20 – 25 độ C. Khoảng cách các giàn là 50cm và các bịch là 7 – 10cm. Ươm ở thời gian từ 60 – 70 ngày ta sẽ quan sát thấy các bịch có màu trắng đó là sợi nấm đang phát triển. Lưu ý, với cách trồng nấm hương này phải kiểm tra kỹ lượng và loại bỏ các bịch bị bệnh tránh ảnh hưởng đến các bịch khác.
Chăm sóc và thu hái nấm hương
Sau 60 – 70 ngày ươm, mở nút bông và phần miệng túi ra, chuyển bịch sợi nấm sang nhà trồng khác có ánh sáng và giữ nhiệt phòng ở 16 – 18 độ C, độ ẩm không khí đạt 80 %, lượng nước đảm bảo 2 – 3 lần/ngày ở dạng phun sương. Khoảng 5 – 7 ngày bịch nấm dần chuyển sang màu nâu nhạt và sau 15 ngày được chuyển đến nơi khác nấm bắt đầu mọc. Dấu hiệu nhận biết nấm mọc là những đốm như mắt na. Nấm sẽ dần phát triển, do đó, người trồng cần tưới nước theo sự phát triển của nấm, nấm càng lớn lượng nước tưới cần tăng lên 3 – 4 lần/ngày và sau trồng khoảng 4 – 5 tháng thì ta có thể tiến hành thu hoạch nấm hương.
Khi nấm đã mọc đều thì tạo “cú sốc” cho chúng bằng cách hạ nhiệt độ phòng xuống 13 – 14 độ C, kéo dài từ 36 – 48 giờ nhằm kích thích nấm đông cô ra quả thể.
Cách trồng nấm hương trên cây gỗ
Cũng giống như phương pháp trồng nấm đông cơ tại nhà trên mùn cưa, bạn cũng thực hiện tuần tự các bước
Xử lý nguyên liệu
Không phải loại gỗ, loại cây nào cũng được chọn trồng nấm, thông thường người ta chọn gỗ sôi, dẻ, sau sau,… là các loại gỗ không đắng, không chứa tinh dầu và không bị sâu bệnh. Có thể mua các đoạn gỗ có sẵn hoặc chặt cây gỗ thành từng đoạn với kích thước 1 – 1,2m, để gỗ ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ khoảng 10 ngày.
Sau đó, quét vôi đặc vào 2 đầu khúc gỗ và những chỗ xây xát, khoan các lỗ so le nhau trên gỗ với đường kính 1,5 x 2cm. Các lỗ cách nhau từ 15 – 20cm, hàng cách hàng 7 – 10cm
Cấy giống và ủ nấm
Cấy giống nấm vào các lỗ đã đục, dùng thỏi gỗ làm nắp đậy các lỗ và trát kín miệng lỗ bằng vữa xi măng. Mỗi khúc gỗ tương ứng với 3kg giống.
Xếp các khúc gỗ đã cấy giống theo hình cũi lợn, chiều cao 1,5m, cách mặt đất khoảng 15 – 20cm và phủ kín đống gỗ này bằng bao tải để chống mưa, nắng.
Cách trồng nấm trên thân cây này, cần thực hiện tưới nước mỗi ngày 2 lần dạng phun sương với lượng nước vừa đủ để giữ ẩm phía trên, không tưới đẫm để nước ngấm vào các thân gỗ. Thời gian ươm kéo dài đến 16 tháng, cách 2 tháng tiến hành đảo gỗ 1 lần. Quá trình này cần kiểm tra kỹ, nếu thấy gỗ nào quá khô nên phun nước nhẹ nhàng quanh thân gỗ rồi ủ lại và loại bỏ ngay những gỗ bị bệnh.
Chăm sóc và thu hái
Theo các kỹ sư trồng nấm nhiều kinh nghiệm, sau khi giai đoạn ươm đã kết thúc ta sẽ thấy trên gỗ xuất hiện các nốt phồng và nứt, đó là nấm đang mọc quả thể, sau vài ngày các mầm nấm màu hồng nhạt sẽ rõ hơn. Lúc này, người trồng hãy xếp dàn gỗ dàn trải, mỗi khúc gỗ cách nhau 50 – 60cm. Và vẫn phảo duy trì tưới nước 3 – 4 lần nhẹ lên thân gỗ. Khi nấm lớn thì ta bắt đầu thu hoạch, hái nấm đến đâu thì đảo gỗ đến đó.
Với các hướng dẫn về cách trồng nấm hương chi tiết như trên mà Caycanh365 đã chia sẽ, chắc chắn đã giúp các bạn có được thông tin cần thiết để áp dụng trồng nấm đông cô tại nhà hoặc đến trực tiếp các trang trại trồng nấm hương gần nhà để tham quan và học hỏi thêm kinh nghiệm trồng nấm đông cô tại nhà
20kg