Thời vụ trồng đậu rồng ở miền Bắc đậu quả nhiều

Đậu rồng (hay còn gọi là đậu khế, đậu vuông) là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang có ý định trồng đậu rồng, thì hãy cùng Caycanh365 tìm hiểu Thời vụ trồng đậu rồng ở miền Bắc qua bài viết dưới đây nhé!

Thời vụ trồng đậu rồng ở miền Bắc

Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, giống cây này rất phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Thời vụ gieo trồng thích hợp là vào vụ Xuân từ tháng 2 trở đi và vụ Thu từ tháng 8. Sau hơn 3 tháng trồng là cho thu hoạch quả. Vì là loại cây trồng vùng nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là khoảng từ 18 – 30 độ C.

Tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, thời vụ trồng cây đậu rồng khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 nếu có đất và chủ động tưới tiêu. Trong thời vụ này, cây cho ra hoa và cho quả từ tháng 10 – 12 hàng năm và có thể còn kéo dài đến tháng 3 – 4 năm sau. Do trong thời gian này có điều kiện nhiệt độ cao, ánh sáng đã chuyển từ ngày dài sang ngày ngắn nên cây đậu rồng sinh trưởng nhanh và ra hoa, quả bình thường.

Tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, thời vụ trồng cây đậu rồng khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8.

Kỹ thuật trồng đậu rồng đạt hiệu quả cao

Đất trồng

Đậu rồng là loại cây ưa đất phù sa nhẹ và chua nhẹ nhưng cũng có nhiều loại giống thích nghi được với nhiều loại đất (PH trong khoảng 4,3-7,5).

Cây đậu rồng có thể chịu được đất nặng, chịu đất chua nhưng không chịu được đất ướt, không chịu hạn.

Cây đậu rồng là cây có bộ rễ ăn nông vì vậy yêu cầu đất phải tơi xốp thoát nước tốt, nhiều mùn thì năng suất mới cao.

Chú ý: phải cày sâu, bừa kĩ, nhặt sạch cỏ. Bón lót phân cho cây vào trước lúc bừa lần cuối là tốt nhất.

Hạt giống

Cây đậu rồng được trồng từ hạt. Khi trồng đậu rồng cần đảm bảo hạt giống tốt, chất lượng mua ở cơ sở uy tín nhằm mang lại tỉ lệ nảy mầm và sống sót cao. Hạt giống còn nguyên không bị tác nhân khác xâm hại.

Xem thêm: thời vụ trồng đậu đũa ở miền bắc

Làm đất

Trước khi gieo trồng  hạt đậu rồng 1 tuần cần làm cho đất tơi xốp bằng cách:  cày bừa đất, dọn sạch cỏ dại, bón lót vôi trộn đều với đất, phơi đất trong vòng 1 tuần để diệt mầm bệnh.

Tiến hành lên luống đậu rồng với chiều cao trung bình từ 15 – 20cm, rộng 1 – 2m, rãnh luống rộng 20cm, mỗi liếp trồng 2 hàng cách nhau 50 – 60cm.

Cách ủ giống và gieo trồng hạt đậu rồng

Ủ hạt giống

Trước khi đem hạt giống đậu rồng ra gieo trồng bạn nên tiến hành ủ hạt trước giúp tăng tỉ lệ nảy mầm cho hạt và hạt nảy mầm đồng đều hơn.

Cách thực hiện: Pha nước ấm (2 phần nước sôi+3 phần nước lạnh) cho hạt vào ngân 2-3h, vớt ra rửa lại bằng nước sạch cho hết chất nhờn còn bám trên hạt.

Dùng gòn nhúng ẩm, để cho ráo nước (cầm trút miếng gòn thấy không còn nước giọt chảy ra là được) bọc hạt lại cho vào lọ ủ từ 2-3 ngày khi hạt nảy mầm trắng thì đem ra gieo vào đất Tribat hoặc đất mà các bạn đã chuẩn bị sẵn từ trước.

Tiến hành gieo hạt giống đậu rồng:

  • Gieo hạt trực tiếp: cho đất Tribat trồng rau ăn quả vào chậu, tưới nước vừa đủ ẩm, dùng tay bổ lỗ sâu 1cm và cho hạt vào,gieo 5-6 hạt trong chậu có đường kính 25-30cm sau đó lấp đất lại.
  • Sau 2-3 ngày hạt đậu rồng sẽ nảy mầm.
  • Cây con được 7-10 ngày sau khi gieo thì chọn cây khỏe để lại, trồng 1-2 cây trong chậu, loại bỏ những cây xấu.

Lưu ý khi gieo hạt trồng cây đậu rồng tại nhà:

  • Đậy trên bề mặt chậu sau khi gieo hạt vào đất. Khi hạt đã nảy mầm ra khỏi mặt đất thì dở tấm đậy ra.
  • Thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất trong thời gian gieo hạt. Nếu để đất khô hay quá ẩm hạt sẽ nảy mầm kém.
  • Kiểm tra kiến hay côn trùng có thể cắn hoặc tha mất hạt. Tưới nước mỗi ngày sau khi hạt đã nảy mầm.

Xem thêm: thời vụ trồng đậu cô ve ở miền bắc

Tưới nước cho cây đậu rồng mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều mát. Khi đậu rồng ra tua cuốn thì bắt đầu chống cây và làm giàn.

Cách chăm sóc cây đậu rồng đảm bảo đúng quy trình

Phân bón

Bón phân lần 1

Khi cây ra được 2 đến 3 cặp lá, tiến hành pha 08g-10g urê ( 02 muỗng cà phê đầy) với 4 lít nước rồi tưới đều.

Lưu ý: nên tưới vào chiều mát. Sáng hôm sau tưới nước sạch để xả lại.

Khi rau ăn trái bắt đầu đâm nhánh leo giàn thì cho thêm hỗn hợp đất trồng cho đầy chậu. (bước này rất quan trọng giúp cây phát triển vượt bậc).

Bón phân lần 2

Cách lần bón thứ nhất từ 15-20 ngày, liều lượng 08g-10g NPK có hàm lượng kali cao.  Pha trong 4 lít nước tưới lúc chiều mát, sáng hôm sau tưới rửa lá giống như lần 1.

Tưới nước

Tưới nước cho cây đậu rồng mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều mát. Khi đậu rồng ra tua cuốn thì bắt đầu chống cây và làm giàn.

Cây ra hoa phải tưới đủ nước ở gốc, không dùng vòi nước phun trực tiếp lên trên hoa (sẽ làm rụng hoa và trái non). 

Tỉa bớt cành nhánh , khi đậu rồng đã đậu trái tỉa bỏ bớt hoa đực để cây tập trung nuôi trái.

Phòng ngừa sâu bệnh trên cây đậu rồng

Đậu rồng thường mắc các bệnh và sâu bệnh như: rầy mềm ,rệp sáp,sâu vẽ, sâu xanh, bệnh đốm lá, héo cây,… Cách phòng tránh như sau:

  • Sâu xanh: dùng Homectin phun phòng trừ.
  • Các loại rầy mềm ,rệp sáp,sâu vẽ bùa: sử dụng Mimic, Brightin để phòng trừ.
  • Bệnh đốm lá: dùng Topsin, Mataxyl,…
  • Bệnh héo úa cây: dùng Vali, Exin, Sincosin để phòng trừ.

Xem thêm: thời vụ trồng đậu bắp miền bắc

Thu hoạch đậu rồng

Khi thấy hoa ở đầu trái vừa héo khô thì thu hoạch. Đậu rồng trồng chậu khoảng 30 – 40 ngày thì có thể thu hoạch.

Nếu chăm sóc tốt, đậu có thể cho trái kéo dài từ 20-30 ngày. Đất sau khi thu hoạch xong nên xới tơi và bổ sung thêm đất Tribat phơi khô 2- 3 ngày sau đó lại trồng lứa mới.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Thời vụ trồng đậu rồng ở miền Bắc mà Caycanh365.com đã tổng hợp. Nếu bà con có thắc mắc gì cần được giải đáp, liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *