Top 05 loại bệnh hay gặp trên hoa hồng trồng chậu

Hoa hồng là một trong những loại hoa mang vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng, quyến rũ nên được nhiều người yêu thích và chọn để trồng trong vườn, trong chậu mini tại nhà. Để có được chậu hoa đẹp thì bạn phải nắm được kỹ thuật trồng hoa hồng và cách chăm sóc hoa hồng đúng cách để có 1 giàn hoa xanh tuơi và cho hoa nhiều. Bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua các loại bệnh thuờng gặp trên cây hoa hồng khi trồng trong chậu và các loại thuốc có thể sử dụng.

Các loại Sâu bệnh hại hoa hồng

Bệnh hại hoa hồng thường là các loại nấm bệnh gây nên các bệnh như rỉ sắt, phấn trắng, đóm rong, héo xanh. Các bệnh này phát triển cực nhanh dẫn cây nhanh chóng bị chết. Do đó cần quan sát khi các bạn ngắm hoa và chơi hoa.

Ngoài ra nhện đỏ, nhện trắng , bọ trĩ, sâu ăn là, ốc sên… cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường.

Bệnh phấn trắng

Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây.

Để trị bệnh này, bạn có thể dùng thuốc các loại thuốc sau:

Score 250EC liều lượng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít)

Anvil 5SC liều lượng 1 lít/ ha

Bệnh đốm đen

Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt.

Thuốc phòng và đặc trị bệnh là:

Daconil 500 SC. Liều dùng 25 ml/bình 8 lít;

Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít,

Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.

Bệnh rỉ sắt

Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc.

Thuốc dùng để phòng và trị bệnh rỉ sắt:

Super Tank 650WP: dùng 1,8G / lít nuớc. Phun đẫm các mặt lá, thân cành.

Grandgold 80SC sạch nấm bệnh: pha 50ml / bình 25 lít

Bệnh héo Verticillium. 

Trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên hoa bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa.

Bệnh hại nặng trong mùa hè khi thời tiết bị khô hạn, hoa hồng trồng ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong nhà kính.

– Nguyên nhân: do nấm Verticillium albo-atrum Berth, bào tử đính là một tế bào trong suốt có dạng hình cầu được đính trên các cành bào tử phân sinh. Nấm này truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.

Các giống mẫn cảm bệnh là: Rose odanata, Ragged Robin.

Các giống rất kháng bệnh là: Rose Multiflora, Rose Manetti.

– Phòng trừ: do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin… Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn.

Bệnh hoa hồng bị cháy lá 

Hoa hồng bị cháy lá là một trong những bệnh khá phổ biến thường xuất hiện trong tiết trời nắng nóng. Với nhiệt độ khá cao và độ ẩm thấp chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy lá ở hoa hồng. Mặc dù những giống hồng đã được nâng cao sức đề kháng với các bệnh lý nhưng thời tiết gay gắt của mùa hè cũng ít nhiều làm cây bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu của bệnh này thể hiện khá rõ. Lá cây sẽ dần bị bạc màu, chuyển sang màu nâu vàng và rụng lá. Nhiều lá sẽ bị cháy và khô dần ở phần rìa lá sau đó rụng dần. Các lá non và hoa cũng sẽ có dấu hiệu héo đi và rũ xuống. Lúc này lá cây đã mất dần chất diệp lục nên khả năng quang hợp cũng giảm dần. Lâu dần nó sẽgây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, khiến cây bị còi cọc.

Cách xử lý:

Thuốc dùng để phòng và trị bệnh rỉ sắt:

Super Tank 650WP: dùng 1,8G / lít nuớc. Phun đẫm các mặt lá, thân cành.

Grandgold 80SC sạch nấm bệnh: pha 50ml / bình 25 lít

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *